Trên các diễn đàn, thắc mắc: Dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ giới là gì đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi theo thống kê, tỷ lệ mắc sỏi thận ở nữ giới đang có xu hướng ngày càng cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển âm thầm, ít khi gây triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu nên đa số mọi người đều chủ quan. Dưới đây là 5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết căn bệnh nguy hiểm này để chủ động cải thiện sức khỏe của mình. Đừng bỏ lỡ nhé!
Sỏi thận là tình trạng như thế nào?
Sỏi thận là các tinh thể cứng hình thành trong thận hoặc đường tiết niệu. Thành phần của sỏi thận bao gồm các chất khoáng tạo tinh thể như: Canxi, natri, oxalat, acid uric,… đáng lẽ chúng có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng ở nồng độ quá cao, sẽ lắng đọng và kết tinh. Tùy theo thời gian, vị trí và mức độ lắng đọng mà kích thước của viên sỏi to nhỏ khác nhau. Những viên sỏi lớn có thể lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu. Nếu sỏi thận nhỏ, nó có thể được đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Trong trường hợp viên sỏi lớn, nó sẽ di chuyển cọ xát vào đường niệu và gây ra những cơn đau lưng hay tiểu ra máu.
Sỏi thận là gì?
Trong đường tiết niệu có thể xuất hiện nhiều loại sỏi khác nhau như: Sỏi niệu quản, sỏi bàng quang,… Tuy nhiên, thận với cấu tạo tương đối phức tạp nên các chất dễ bị lắng đọng và nguy cơ hình thành sỏi cao hơn những vị trí khác.
Có nhiều người không ngờ rằng, chính những thói quen hàng ngày của mình lại là nguyên nhân gây sỏi thận như: Ăn mặn; Uống ít nước, dùng nhiều soda; Lạm dụng thuốc; Ăn nhiều thịt đỏ, không bổ sung rau, củ, quả;…
>>> Xem thêm: Sỏi niệu quản 10mm là to hay nhỏ, có nguy hiểm không?
5 dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ giới
Bệnh sỏi thận ban đầu thường không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đó là lý do nhiều người mắc bệnh nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 5 dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ giới điển hình bạn không thể bỏ qua:
Đau lưng, đau vùng mạn sườn, thắt lưng
Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh sỏi thận ở cả phụ nữ và nam giới. Cơn đau thường xuất hiện khi sỏi thận di chuyển vào niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) hoặc viên sỏi bị kẹt lại trong cuống đài bể thận. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước, số lượng sỏi mà cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ với tính chất như sau:
– Cơn đau cấp tính: Đau dữ dội theo từng cơn, thường xuất hiện sau hoạt động gắng sức. Vị trí đau xuất phát từ vùng hố thắt lưng, bên dưới xương sườn ở một hoặc cả hai bên rồi lan xuống bụng dưới, xương chậu, háng và bộ phận sinh dục ngoài, thay đổi tư thế cũng không giúp giảm đau. Tình trạng này còn được gọi là cơn đau quặn thận.
Đau lưng là một triệu chứng điển hình của bệnh sỏi thận
– Cơn đau mạn tính: Đau âm ỉ vùng thắt lưng, tăng khi vận động mạnh. Tuy nhiên, triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với đau do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay viêm xương khớp,...
Tiểu nhiều lần, tiểu rắt
Ở người trưởng thành, trung bình họ đi tiểu khoảng 6 – 8 lần/24 giờ. Tuy nhiên, với người mắc bệnh sỏi thận thì tần suất đi tiểu tăng lên ngay cả khi họ không uống nhiều nước và có cảm giác mót tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít.
Tiểu ra máu
Thông thường, nước tiểu trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Nhưng khi sỏi thận di chuyển sẽ làm trầy xước, rách niêm mạc đường tiết niệu, khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng, đỏ hoặc nâu nhạt.
Tiểu buốt
Khi viên sỏi di chuyển xuống điểm nối giữa thận – niệu quản hoặc niệu quản – bàng quang sẽ gây đau rát, nóng buốt khi đi tiểu. Tình trạng này giống với triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Buồn nôn, nôn
Dây thần kinh tại thận và đường tiêu hóa có mối liên hệ với nhau. Chính vì vậy, khi sỏi thận gây đau, tắc nghẽn có thể kích thích các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, khiến người bệnh thấy buồn nôn, nôn, khó chịu.
Ngoài những biểu hiện trên, người mắc bệnh sỏi thận có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu với triệu chứng như: Sốt cao, ớn lạnh, vã mồ hôi, nước tiểu đục, có mủ, mùi hôi,… Nguyên nhân là bởi sỏi tích tụ lâu tại thận hoặc viên sỏi kích thước lớn, góc cạnh sắc nhọn làm trầy rách niêm mạc đường niệu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm trùng.
>>> Xem thêm: Bị sỏi thận có nên uống canxi không?
Sỏi thận ở nữ giới có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận còn phụ thuộc vào kích thước và vị trí viên sỏi. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, sỏi thận có thể tăng nhanh về kích thước và số lượng, gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Cụ thể, sỏi thận có thể biến chứng:
– Làm tắc nghẽn đường tiết niệu, gây giãn đài bể thận: Khi sỏi thận tích tụ nhiều trong đường tiết niệu sẽ cản trở quá trình bài xuất nước tiểu, gây ứ trệ tại đường tiết niệu trên, lâu dần làm giãn đài bể thận.
– Gây nhiễm khuẩn tiết niệu: Khi sỏi thận di chuyển, cọ xát sẽ gây xước, rách niêm mạc đường niệu, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển dẫn đến nhiễm khuẩn đường niệu. Sỏi bị kẹt tại các khe thận gây viêm tại chỗ, lâu dần dẫn đến teo, xơ thận.
– Suy thận: Sự ứ trệ nước tiểu trong đường niệu là nguyên nhân gây căng giãn, chèn ép nhu mô thận, khiến chức năng thận bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn.
– Vỡ thận: Mặc dù rất hiếm gặp nhưng đây là biến chứng rất nguy hiểm. Khi sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu mức độ nặng sẽ khiến các vách thận bị căng cứng, dẫn đến vỡ thận đột ngột, đe dọa tính mạng.
Trước những biến chứng nguy hiểm như vậy, các chị em khi bị sỏi thận nên tìm cho mình giải pháp cải thiện bệnh hiệu quả.
>>> Xem thêm: Người mắc sỏi thận nên kiêng ăn gì để cải thiện bệnh tốt nhất?
Giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả từ thảo dược
Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị từ sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến chức năng thận – tiết niệu. Do vậy, ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào như mô tả ở trên, cần sớm có biện pháp để cải thiện bệnh hiệu quả.
Theo các chuyên gia, bạn nên áp dụng những hướng dẫn dưới đây để kiểm soát sỏi thận và ngăn ngừa bệnh tái phát:
- Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 – 2 lít). Việc uống quá nhiều nước trong ngày có thể dẫn đến tình trạng thừa nước và phù các tế bào. Vì vậy, bạn cần uống đủ nước, không quá nhiều hoặc quá ít.
- Thực hiện chế độ ăn ít muối hàng ngày sẽ giúp cắt giảm lượng oxalat trong nước tiểu, nhờ đó hạn chế nguy cơ bị sỏi thận.
- Cắt giảm lượng caffeine: Những thức uống chứa caffeine như: Cà phê, trà, nước ngọt sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sỏi thận.
- Giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như: Quả hạnh nhân, socola, chè, rau chân vịt, dâu tây,… Đồng thời thực hiện chế độ ăn ít đạm cũng giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp sống khỏe bằng cách ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất lành mạnh thì việc sử dụng thêm thảo dược để bảo vệ thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do sỏi thận gây ra đang là xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Tiêu biểu là thảo dược dành dành. Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, giúp chữa trị các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, sỏi thận hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của dành dành trong hỗ trợ điều trị sỏi thận, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác, tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị sỏi thận an toàn, hiệu quả
Ích Thận Vương là sản phẩm hướng đến mục tiêu giúp bào mòn sỏi, tránh sỏi tăng về kích thước, số lượng cũng như ngăn ngừa sỏi tái phát. Ngoài dành dành, Ích Thận Vương còn có sự kết giữa các thảo dược lợi tiểu khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ,… đem đến tác dụng:
+ Lợi tiểu, từ đó tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cách tự nhiên.
+ Hỗ trợ đào thải cặn lắng, bào mòn sỏi thận.
+ Cải thiện chức năng thận.
+ Hỗ trợ bào mòn sỏi thận, làm giảm nguy cơ tái phát sỏi.
+ Ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận, Ích Thận Vương còn giúp:
+ Cải thiện các triệu chứng khi bị suy thận như: Mệt mỏi, phù, đau đầu, thiếu máu,…
+ Kiểm soát các bệnh là nguyên nhân gây suy thận như: Đái tháo đường, tăng huyết áp,…
+ Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận.
+ Làm chậm diễn tiến của suy thận và giảm nhu cầu chạy thận.
Kinh nghiệm cải thiện sỏi thận nhờ Ích Thận Vương
>>> Kinh nghiệm trị sỏi thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân (sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM).
Bà Vân bị sỏi thận gần 30 năm, 6 năm suy thận, một đêm, bà phải dậy đi tiểu 5 - 6 lần. Qua một lần tình cờ xem tivi, bà thấy có quảng cáo giới thiệu Ích Thận Vương, sản phẩm chứa dành dành, dùng cho người bị suy thận, sỏi thận, bà mua về sử dụng. Bà mừng rỡ sau khi dùng Ích Thận Vương, kết quả siêu âm lại cho thấy, một bên thận đã không còn sỏi, bên còn lại chỉ còn viên sỏi to nhất 3 - 4mm. Sức khỏe của bà cũng nhờ đó mà khá lên rất nhiều. Cùng xem bà Vân chia sẻ kinh nghiệm vượt qua sỏi thận của mình trong video sau:
Đánh giá của chuyên gia
Những vị thuốc nào trong đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận? Những tư vấn đến từ chuyên gia Nguyễn Hồng Hải dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Biết rõ các dấu hiệu sỏi thận ở nữ giới kịp thời sẽ giúp kiểm soát và ngăn chặn diễn tiến nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về dấu hiệu sỏi thận ở nữ giới và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017