Suy thận độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh. Người bị suy thận độ 1 nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị thì hoàn toàn có thể khỏe mạnh bình thường. Vậy suy thận độ 1 điều trị như thế nào để không phải đối mặt với nguy cơ chạy thận? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây!
Phương pháp chẩn đoán suy thận độ 1
Suy thận độ 1 các triệu chứng chưa rõ ràng nên thường người bệnh chỉ phát hiện ra khi đi khám sức khỏe định kỳ. Một số phương pháp giúp chẩn đoán suy thận bao gồm:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp giúp xác định nồng độ creatinin trong máu của người bệnh. Dựa vào chỉ số này, chuyên gia có thể chẩn đoán được suy thận ở giai đoạn nào.
Tuy nhiên, chỉ dựa vào chỉ số creatinin thì chưa thể đánh giá chính xác được giai đoạn của bệnh vì nồng độ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, thể trạng cơ thể. Vì vậy, ngoài xét nghiệm máu, bạn có thể được chỉ định làm thêm xét nghiệm Cystatin để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán suy thận
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp đo lượng nước tiểu thải ra bên ngoài trong thời gian nhất định. Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện các rối loạn về thận cũng như đường tiết niệu, từ đó tìm ra nguyên nhân suy thận và phản ánh đáp ứng điều trị.
Sinh thiết thận
Để xác định suy thận có phải do tổn thương thận không chuyên gia sẽ chỉ định sinh thiết thận. Phương pháp này giúp kết luận chính xác nguyên nhân dẫn đến suy thận để có phác đồ điều trị phù hợp.
Chẩn đoán hình ảnh
Để kết luận suy thận có thể dựa vào phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm (kiểm tra vị trí và kích thước thận); chụp cắt lớp (phát hiện tổn thương ở thận); chụp cộng hưởng từ.
Suy thận độ 1 điều trị như thế nào?
Người bị suy thận độ 1 thường chỉ cần dùng thuốc để kiểm soát huyết áp, tiểu đường, mỡ máu (nếu mắc bệnh). Bên cạnh đó, kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý cũng có vai trò rất quan trọng giúp kiểm soát và đẩy lùi bệnh.
Khi chức năng thận bị tổn thương, thận không thể lọc và loại bỏ chất thải đúng cách. Vì vậy, người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn ít natri, phốt pho và protein. Một số trường hợp có thể cần hạn chế kali và canxi. Cụ thể như sau:
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối (natri)
Dung nạp quá nhiều natri có thể gây ảnh hưởng đến người bệnh suy thận độ 1 vì thận của họ không thể loại bỏ lượng dư thừa. Khi natri và chất lỏng tích tụ sẽ gây phù, huyết áp cao, suy tim, khó thở,…
Vì vậy, cần chú ý những thực phẩm chúng ta ăn có thể chứa muối hoặc natri ở các dạng khác và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn vì nó thường chứa hàm lượng natri cao hơn. Người bệnh nên:
- Đọc nhãn thực phẩm, sử dụng loại không có hoặc ít natri nhất.
- Sử dụng thịt, các loại rau củ tươi thay vì dạng đóng gói.
- Thường xuyên nấu ăn tại nhà và hạn chế ăn mặn.
- Giới hạn lượng natri ở mức 400 mg/bữa ăn và 150 mg/bữa ăn nhẹ.
Người bị suy thận không nên ăn nhiều muối
Hạn chế ăn thực phẩm giàu kali
Khi chức năng thận yếu sẽ không thể loại bỏ lượng kali dư thừa. Do đó, nồng độ kali sẽ tích tụ trong cơ thể gây yếu cơ, nhịp tim không đều, mạch chậm, đau tim,… Vì vậy, người bệnh suy thận độ 1 nên:
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều kali (đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau khoai lang, rau muống,…).
- Ăn nhiều trái cây tươi (sầu riêng, mơ, cam, chuối, bơ).
- Luôn đọc nhãn thực phẩm, sử dụng loại không có hoặc ít kali nhất.
Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho
Khi chức năng thận bị suy giảm sẽ không thể loại bỏ phốt pho dư thừa. Nồng độ phốt pho cao có thể kéo canxi ra khỏi xương, dẫn đến sự lắng đọng canxi trong mạch máu, phổi, mắt và tim. Vì vậy, người bệnh suy thận độ 1 nên:
- Đọc nhãn thực phẩm. Tránh thực phẩm đóng gói có chứa phốt pho bổ sung hay sản phẩm có chữ “PHOS” hoặc phốt pho trên nhãn thành phần.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế đồ đóng hộp.
- Tránh tiêu thụ soda, các thức uống có hương vị, nước tăng lực, thức uống thể thao, bia, rượu.
Kiểm soát lượng protein
Thận bị tổn thương không thể loại bỏ chất thải protein và sẽ tích tụ trong máu. Việc tiêu thụ lượng protein như thế nào là hợp lý với người suy thận còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, protein còn rất cần thiết cho việc duy trì mô cùng các vai trò khác của cơ thể, nên phải ăn đủ lượng cần thiết, không ít quá và cũng không nhiều quá.
Kiểm soát lượng chất lỏng
Kiểm soát chất lỏng rất quan trọng với người bệnh suy thận độ 1. Tiêu thụ chất lỏng không đúng cách có thể khiến chúng tích tụ trong cơ thể, gây nguy hiểm cho người bệnh. Để kiểm soát lượng chất lỏng đưa vào, người bệnh nên:
- Uống nước theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng thêm các chất lỏng khác thì cần tính toán kỹ, trừ đi lượng nước nạp vào cơ thể.
- Kiểm soát lượng chất lỏng sử dụng trong nấu ăn.
Bên cạnh đó, người bệnh suy thận nên tập thể dục thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh. Người bệnh nên vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút giúp tinh thần thoải mái.
Tập luyện thường xuyên tốt cho người suy thận
>>> Xem thêm: Các giai đoạn suy thận: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Ích Thận Vương - Giải pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị suy thận độ 1
Để cải thiện suy thận độ 1 hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhiều người bệnh tin tưởng kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương.
Sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là cao dành dành. Nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương tế bào thận.
Sản phẩm Ích Thận Vương còn là sự kết hợp với các thảo dược và hoạt chất quý khác như đan sâm, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ,... giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện triệu chứng phù, tăng cường chức năng thận,... từ đó làm chậm tiến triển của suy thận độ 1.
Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, tỷ lệ người dùng Ích Thận Vương cải thiện triệu chứng tiểu nhiều lần trong đêm, đau ngang thắt lưng, tê bì chân tay, phù, mất ngủ, suy giảm sinh lý lên đến 92,9%.
Ích Thận Vương có tác dụng giảm tổn thương thận, dùng cho người suy thận
Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do suy thận
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là giải pháp thảo dược giúp hàng nghìn người cải thiện được tình trạng suy thận, bệnh thận.
- Trường hợp của ông Trịnh Xuân Cảnh (sinh năm 1939, trú tại xóm Hạ, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội). Trở về từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, những tưởng được an hưởng tuổi già bên con cháu thì ông Cảnh lại phát hiện mắc bệnh thận yếu khiến tinh thần suy sụp hoàn toàn. Thế nhưng, nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược trị suy thận Ích Thận Vương cùng với tuân thủ điều trị của bác sĩ cho đến nay, ông Cảnh không phải đối mặt với nguy cơ chạy thận nhân tạo nữa. Lắng nghe chia sẻ của ông trong video sau:
- Trường hợp của chị Mai Thị Hoa (sinh năm 1972, trú tại tiểu khu Phong Vận, thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đã phải “chiến đấu” với căn bệnh suy thận độ 3. Bệnh khiến chị mệt mỏi, đau lưng, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đi tiểu đêm nhiều, nước tiểu thì vàng, sức khỏe giảm sút. Nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược trị suy thận Ích Thận Vương cùng với tuân thủ điều trị của bác sĩ cho đến nay, chị Hoa đã không phải chạy thận mà chỉ cần kết hợp dùng Ích Thận Vương và đạm thận. Lắng nghe chia sẻ của chị trong video sau:
Để khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm, Ích Thận Vương cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về suy thận độ 1. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương. Nếu còn bất kỳ câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp về bệnh thận và suy thận, hãy để lại thông tin liên hệ dưới bài viết này hoặc liên hệ theo hotline 0917.214.851 - 0975.284.017 để được tư vấn nhanh nhất.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Link tham khảo:
https://www.davita.com/education/kidney-disease/stages/stage-1-of-chronic-kidney-disease
https://responsumhealth.com/chronic-kidney-disease/stages/stage-1/