Suy thận mạn tính là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Nếu phát hiện sớm, tìm hiểu được nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể làm chậm diễn biến của bệnh. Vậy tại sao bị suy thận mạn? Làm thế nào để kiểm soát bệnh hiệu quả?

Tại sao bị suy thận mạn?

Suy thận mạn tính là tình trạng thận bị suy giảm hoặc mất chức năng đào thải các chất độc và nước dư thừa ra khỏi máu. Bệnh không có dấu hiệu rõ rệt trong thời gian đầu, chỉ đến khi tiến triển mới xuất hiện những triệu chứng cảnh báo. Vậy tại sao bị suy thận mạn? Sau đây là các nguyên nhân chính:

Bệnh tiểu đường

Khi có quá nhiều glucose trong máu sẽ dẫn đến tổn thương bộ lọc cầu thận. Theo thời gian, thận có thể bị tổn thương đến mức không thể thực hiện tốt các chức năng. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên của bệnh thận do tiểu đường là có protein trong nước tiểu. Nguyên nhân là do khi bộ lọc thận bị tổn thương, albumin – một loại protein quan trọng giúp duy trì sức khỏe ổn định – sẽ đi ra khỏi máu và đi vào nước tiểu.

Tăng huyết áp

Huyết áp cao có thể làm hỏng hoặc tổn thương các mạch máu ở thận, khiến chúng không thể hoạt động tốt để loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa. Các chất lỏng dư thừa không thể thoát ra ngoài sẽ tích tụ trong mạch máu làm huyết áp tăng cao hơn. Điều này tạo thành một chu kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.

Tiểu đường và tăng huyết áp là 2 nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn

Tiểu đường và tăng huyết áp là 2 nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn

Nguyên nhân khác

Những lý do khác khiến bạn bị suy thận mạn là:

  • Bệnh thận đa nang.
  • Nhiễm trùng.
  • Một số loại thuốc gây độc cho thận.
  • Bệnh tiểu đường hoặc bệnh lupus (viêm thận lupus).
  • Viêm cầu thận IgA, viêm mạch IgA.
  • Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh Anti-GBM.
  • Ngộ độc kim loại nặng, chẳng hạn như ngộ độc chì.
  • Tình trạng di truyền hiếm gặp, chẳng hạn như hội chứng alport.
  • Hội chứng tan máu tăng urê ở trẻ em.
  • Hẹp động mạch thận.
  • Thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, thích ăn ngọt, uống nhiều nước ngọt, thường xuyên nhịn tiểu, bỏ bữa sáng, lười uống nước, uống bia rượu, ăn ít rau, nhiều thịt,… làm bệnh tiến triển nhanh.

Điều trị suy thận mạn như thế nào?

Các biện pháp điều trị suy thận mạn tính nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể:

Điều trị tiểu đường

Kiểm soát tốt đường huyết bằng cách kết hợp các biện pháp như chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Với bệnh nhân suy thận từ độ 2 trở lên thì các thuốc hạ đường huyết thông dụng nhóm sulfonylurea và metformin bị chống chỉ định, cần chuyển sang điều trị bằng insulin. Mục tiêu HbA1c lúc này là 6,5 -7%. Khi suy thận đến giai đoạn cuối có thể không cần dùng đến insulin, mục tiêu HbA1c có thể vào khoảng 7,5-8%.

Điều trị bệnh huyết áp

Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể để vừa giúp làm giảm huyết áp vừa tăng chức năng cho thận. Trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả điều trị hoặc vì lý do nào mà người bệnh không sử dụng được thuốc thì bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc khác.

Kiểm soát cholesterol

Thuốc statin sẽ giúp làm giảm cholesterol, khiến chúng không thể bám vào thành mạch máu của người bệnh để gây nên các vấn đề về tắc nghẽn mạch máu.

Người bệnh suy thận được kê đơn 1 số loại thuốc

Người bệnh suy thận được kê đơn 1 số loại thuốc

Điều trị các vấn đề gây nên bởi suy thận

Khi bị suy thận cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng và vấn đề gây nên bởi suy thận như sau:

  • Suy thận mạn gây ứ dịch: Dùng thuốc lợi tiểu.
  • Gây dư thừa acid: Sử dụng các thuốc kháng acid được gọi là muối bicarbonate (baking soda).
  • Gây dư thừa kali: Bác sĩ sẽ kê thuốc lợi tiểu hoặc một số loại thuốc khác.
  • Tình trạng thiếu máu: Người bệnh có thể bổ sung thêm sắt, truyền máu hoặc sử dụng thuốc kích thích sản sinh hồng cầu.
  • Suy thận mạn gây yếu xương: Để ngăn chặn những điều này, nhiều bệnh nhân suy thận mạn sẽ được bổ sung canxi và vitamin D hoặc được thuốc gắn phosphate, với mục đích làm giảm số lượng phosphate trong máu.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người bệnh suy thận cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp:

  • Chế độ luyện tập: Tập thể dục thường xuyên hơn nhưng tránh các hoạt động mạnh. Đồng thời, ghi lại cân nặng hàng ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Không nên ăn nhiều muối, hạn chế đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật, đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ...). Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (các loại khoai, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo thực vật; bổ sung canxi; bổ sung vitamin nhóm B, C, acid folic… Uống nhiều nước: Giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia; tránh stress, có chế độ sinh hoạt điều độ, hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận cần được quan tâm

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận cần được quan tâm

Điều trị suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Khi suy thận mạn giai đoạn cuối đồng nghĩa với việc chỉ còn lại 15% chức năng thận và không thể lọc bỏ các chất độc, dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Phương pháp điều trị suy thận mạn tính lúc này sẽ gồm:

  • Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng).
  • Chạy thận nhân tạo.
  • Ghép thận (người bệnh cần uống thuốc suốt đời để giúp cơ thể thích nghi với thận đã được ghép).

>>> XEM THÊM: Chạy thận có nguy hiểm không?

Giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận mạn mang tên Ích Thận Vương

Song hành cùng với tây y, nhiều người đã lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận. Sản phẩm có thành phần chính là dành dành, kết hợp với mã đề, râu mèo, bạch phục linh, đan sâm, linh chi đỏ,... sản xuất theo công nghệ lượng tử tiên tiến. Ích Thận Vương với các thành phần dược liệu thiên nhiên quý hiếm có tác dụng:

  • Giúp cải thiện chức năng thận, bảo vệ, làm chậm tiến trình suy thận.
  • Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: Phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu.
  • Ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nhân có các nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus, dùng các thuốc độc với thận.

Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị bệnh thận, suy thận

Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị bệnh thận, suy thận

Hiệu quả của Ích Thận Vương với người bệnh suy thận được giới chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao trong các hội thảo như:

  • Hội thảo “Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị suy thận mạn” được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hội thảo khoa học “Chiến lược điều trị suy thận mạn” được tổ chức dưới sự phối hợp của Sở Y tế Thái Bình và Hội thận học Hà Nội tại Trung tâm hội nghị tỉnh.

Sản phẩm đã vinh dự được giải “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”; “Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em”; Chứng nhận “Thương hiệu gia đình tin dùng”. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,9% người sử dụng Ích Thận Vương hài lòng về hiệu quả giảm triệu chứng tiểu đêm, tiểu bọt, phù nề, đau lưng, thiếu máu,... do suy thận của sản phẩm. Nếu còn băn khoăn gì, bạn hãy bình luận để được giải đáp nhé!