Sỏi thận là căn bệnh thường tiến triển âm thầm. Trong giai đoạn đầu, khi những viên sỏi kích thước còn nhỏ, người bệnh có thể không gặp triệu chứng gì. Nhưng theo thời gian, sỏi sẽ phát triển lớn dần, gây tắc hẹp đường tiểu, cơn đau bắt đầu xuất hiện, kèm theo sự khó chịu và mệt mỏi. Vậy đau sỏi thận như thế nào và làm sao để phân biệt được với những cơn đau khác? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tại sao sỏi thận lại gây đau?
Sỏi thận là những tinh thể rắn, tạo nên từ khoáng chất và muối có trong nước tiểu, lâu ngày kết lại tạo thành. Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Những viên sỏi lớn có thể lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu. Nếu sỏi thận nhỏ, nó có thể được đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Nhưng trong trường hợp viên sỏi lớn, chúng sẽ di chuyển cọ xát vào đường niệu và gây ra những cơn đau lưng hay tiểu ra máu. Không những thế, khi sỏi trong thận quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tắc đường tiểu, khiến thận bị ứ nước. Các đài thận bị tích nước sẽ tạo áp lực tác động lên những dây thần kinh ở thận và vỏ thận, gây ra cơn đau vô cùng dữ dội.
Sỏi thận gây đau là do sỏi cọ xát vào niêm mạc thận, đường tiết niệu hoặc do bị kẹt tại niệu quản làm tắc nghẽn đường tiểu, cản trở lưu thông của nước tiểu. Lúc này, nước tiểu bị đọng lại khiến áp lực trong thận tăng cao, gây đau thận. Ngoài ra, những tổn thương do sỏi gây ra trong đường tiết niệu có thể làm nhiễm khuẩn tại nhiều vị trí như: Viêm thận, viêm bể thận, viêm bàng quang,… khiến tình trạng đau càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, việc nhận biết và xử lý sớm những viên sỏi này để tránh biến chứng là cần thiết.
>>> Xem thêm: Bị sỏi thận có nên uống canxi không?
Đau sỏi thận như thế nào?
Biểu hiện đặc trưng của sỏi thận là gây ra các cơn đau dữ dội, đau quặn. Sỏi thận sẽ gây đau với các mức độ khác nhau tùy theo vị trí, kích thước và số lượng sỏi. Nhưng điển hình nhất là cơn đau quặn thận với những đặc điểm như sau:
– Vị trí đau: Cơn đau bắt đầu từ vùng hố thắt lưng ở 1 bên hoặc cả 2 bên, sau đó lan xuống hạ sườn, bụng dưới cùng bên hay ra sau lưng sang bên đối diện và xuống đến bộ phận sinh dục ngoài.
– Đặc điểm đau: Cơn đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột, không báo trước sau một hoạt động mạnh như mang vác vật nặng, đi xe đường dài, xóc,…
– Cường độ đau: Đa phần những cơn đau quặn thận dữ dội, kéo dài từ 20 phút đến hàng giờ. Lúc này, việc đổi tư thế không giúp giảm cơn đau. Một số trường hợp sỏi nhỏ, nằm trong bể thận thường gây đau âm ỉ, kéo dài.
– Triệu chứng mắc kèm: Ngoài biểu hiện đau, sỏi thận có thể kèm theo các triệu chứng như rối loạn tiểu tiện (tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, nước tiểu màu sắc bất thường như màu nâu nhạt, màu hồng, mùi hôi khó chịu, buồn nôn, sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi,…).
Tại vị trí ở lưng, bụng thì đau do sỏi thận đôi khi bị nhẫm lẫn với một số nguyên nhân khác khiến việc điều trị có phần khó khăn hơn. Dưới đây là một số đặc điểm phân biệt:
+ Cơn đau quặn do sỏi mật, sỏi gan: Đau dữ dội vùng hạ sườn phải, kèm theo vàng da, vàng mắt, sốt cao. Siêu âm thấy sỏi mật, sỏi gan gây giãn các ống dẫn mật trong gan.
+ Cơn đau dạ dày, tá tràng: Đau bụng theo chu kỳ; Đau khi đói, ăn vào đỡ đau.
+ Đau do viêm dây thần kinh: Đau chạy dọc theo 2 bên cột sống, mức độ đau thay đổi theo tư thế vận động.
+ Hội chứng thắt lưng hông: Đau lan từ cột sống đến mông, xuống phía sau đùi, đi lại rất khó khăn, không thể ngồi xổm được.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Đau dữ dội lan tỏa từ thắt lưng xuống đến chân, tăng lên khi ho, hắt hơi, phải nghiêng người về một bên để giảm đau.
>>> Xem thêm: Người bị sỏi thận nên ăn trái cây gì?
Mẹo giảm đau sỏi thận tại nhà
Để giảm các cơn đau do sỏi thận gây ra, người bệnh cần lưu ý:
- Uống nhiều nước: Đây là cách đơn giản để hạn chế những cơn đau, khó chịu do sỏi thận. Khi sỏi thận gây đau dữ dội, bạn có thể uống ngay 1 ly nước ấm để giúp giảm đau.
- Uống nước ép cần tây: Giúp giãn cơ trơn, giảm đau do co thắt rất hiệu quả. Nên nếu bạn đang bị đau do sỏi thận, hãy uống một ly nước ép cần tây và nằm nghỉ ngơi.
- Chườm nóng: Bạn nên chườm một miếng đệm ấm, dùng túi sưởi hoặc chai nước nóng để lên vùng lưng, bụng bị đau do sỏi thận. Ngoài ra, bạn có thể dùng 1 nhúm muối rang nóng rồi trộn với một nắm lá ngải cứu, bọc trong một miếng vải, sau đó chườm lên vùng bị đau để giảm đau.
- Nghỉ ngơi thư giãn: Khi bị sỏi thận, bạn nên hạn chế các hoạt động gắng sức để không tạo thêm áp lực tới thận. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi để giảm đau.
- Dùng thuốc giảm đau: Với những cơn đau dữ dội, bạn có thể cần dùng đến thuốc giảm đau. Nếu bị sỏi thận kèm một số bệnh tiêu hóa khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi: Bạn nên chọn những loại hoa quả chứa nhiều chất chống kết tinh sỏi tự nhiên như: Cam, bưởi, quýt,…
>>> Xem thêm: Sỏi niệu quản là gì, nguy cơ tử vong có cao không?
Giải pháp cải thiện sỏi thận an toàn, hiệu quả tại nhà
Những cơn đau do sỏi thận là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh, do đó, việc điều trị đồi hỏi cần tích cực và triệt để hơn. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp sống khỏe bằng cách ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất lành mạnh thì sử dụng thêm thảo dược để bảo vệ thận, giảm đau, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do sỏi thận gây ra đang là xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Tiêu biểu là thảo dược dành dành. Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, giúp chữa trị các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, sỏi thận hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của dành dành trong hỗ trợ điều trị sỏi thận, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác, tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Ích Thận Vương là sản phẩm hướng đến mục tiêu tối ưu vừa giúp bào mòn sỏi, tránh sỏi tăng về kích thước, số lượng cũng như ngăn ngừa sỏi tái phát. Ngoài dành dành, Ích Thận Vương còn có sự kết giữa các thảo dược lợi tiểu khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ,… đem đến tác dụng:
+ Giúp lợi tiểu, từ đó tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cách tự nhiên.
+ Hỗ trợ đào thải cặn lắng, bào mòn sỏi thận.
+ Cải thiện chức năng thận.
+ Làm giảm nguy cơ tái phát sỏi.
+ Ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận, Ích Thận Vương còn giúp:
+ Cải thiện các triệu chứng khi bị suy thận như: Mệt mỏi, phù, đau đầu, thiếu máu,…
+ Kiểm soát các bệnh là nguyên nhân gây suy thận như: Đái tháo đường, tăng huyết áp,…
+ Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận.
+ Làm chậm diễn tiến của suy thận và giảm nhu cầu chạy thận.
Kinh nghiệm cải thiện sỏi thận nhờ Ích Thận Vương
>>> Kinh nghiệm trị sỏi thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân (sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM).
Bà Vân bị sỏi thận gần 30 năm, 6 năm suy thận, một đêm, bà phải dậy đi tiểu 5 - 6 lần. Qua một lần tình cờ xem tivi, bà thấy có quảng cáo giới thiệu Ích Thận Vương, sản phẩm chứa dành dành, dùng cho người bị suy thận, sỏi thận, bà mua về sử dụng. Bà mừng rỡ sau khi dùng Ích Thận Vương, kết quả siêu âm lại cho thấy, một bên thận đã không còn sỏi, bên còn lại chỉ còn viên sỏi to nhất 3 - 4mm. Sức khỏe của bà cũng nhờ đó mà khá lên rất nhiều. Cùng xem bà Vân chia sẻ kinh nghiệm vượt qua sỏi thận của mình trong video sau:
Đánh giá của chuyên gia
Những vị thuốc nào trong đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận? Những tư vấn đến từ chuyên gia Nguyễn Hồng Hải dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Hiểu rõ đau sỏi thận là như thế nào sẽ giúp bạn phân biệt với những cơn đau do bệnh lý khác, từ đó có hướng xử lý kịp thời. Để những cơn đau sỏi thận không còn cơ hội “gây phiền phức” thì ngoài việc duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, đừng quên sử dụng Ích Thận Vương mỗi ngày, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về đau sỏi thận như thế nào và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017