Sỏi niệu quản là căn bệnh thường gặp ở đường tiết niệu. Bệnh gây ra triệu chứng đau quặn thận và tiểu ra máu rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng như giãn đài bể thận, nhiễm trùng thận, suy thận, thậm chí là tử vong.

Sỏi niệu quản là gì?

Sỏi niệu quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn đau quặn thận, đột ngột, cấp tính. Sỏi niệu quản thường hình thành ở bể thận và trong quá trình rơi xuống bàng quang sẽ mắc tại 3 vị trí hẹp của niệu quản là:

  • Vị trí nối thận vào niệu quản.
  • Vị trí nối niệu quản vào bàng quang.
  • Vị trí niệu quản nằm ngay phía trước động mạch chậu.

Sỏi niệu quản dễ điều trị và ít nguy hiểm hơn sỏi thận. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị sớm sẽ dẫn tới tình trạng nước tiểu ứ đọng lâu ngày gây nhiễm trùng, tổn thương hệ tiết niệu, nguy hiểm nhất là suy thận.

Soi-nieu-quan-thuong-nam-o-3-vi-tri-hep-sinh-ly-cua-nieu-quan.webp

Sỏi niệu quản thường nằm ở 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản

Triệu chứng điển hình của sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản thường gây ra các cơn đau quặn thận điển hình do sỏi di chuyển. Bên cạnh đó, sự bít tắc đường tiểu cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản

Cơn đau quặn thận xuất hiện do sỏi có kích thước lớn và bề mặt xù xì di chuyển trong niệu quản. Khi di chuyển, sỏi cọ xát vào niêm mạc niệu quản gây chảy máu và đau.

Người bệnh mắc sỏi niệu quản thường có triệu chứng đau hơn sỏi thận rất nhiều do nhu động tại niệu quản lớn và chứa nhiều dây thần kinh hơn. Nam giới xuất tinh kèm cảm giác đau có thể sỏi niệu quản di chuyển xuống vùng trước động mạch chậu.

Nếu triệu chứng đau quặn không dứt kèm theo sốt, môi khô, lưỡi bẩn, tiểu ra máu có thể bạn đã bị biến chứng nhiễm trùng thận và cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.

>>>XEM THÊM: Thông tin về sỏi thận

Rối loạn khi đi tiểu: Tiểu rắt, tiểu ra máu, đau khi đi tiểu

Sỏi niệu quản gây bít tắc đường tiểu nên người bệnh thường có triệu chứng tiểu rắt, tiểu són. Bên cạnh rối loạn khi đi tiểu, người bệnh sỏi niệu quản còn kèm theo triệu chứng đái ra máu. Đái ra máu vi thể thường dễ bị bỏ qua do màu nước tiểu biến đổi nhẹ sang màu nước rửa thịt. Khi đái ra máu đại thể với màu sắc rõ có thể quan sát bằng mắt thường, lúc này người bệnh đã xuất hiện tổn thương niệu quản nặng.

Tieu-ra-mau-bao-hieu-ton-thuong-duong-tiet-nieu-do-soi-nieu-quan.webp

Tiểu ra máu báo hiệu tổn thương đường tiết niệu do sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi niệu quản hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng phương pháp nội khoa hoặc thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu sỏi có kích thước lớn làm ngăn cản dòng chảy của nước tiểu lâu ngày có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Giãn đài bể thận.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Suy thận cấp.
  • Suy thận mạn.

Do đó việc nhận biết, chẩn đoán và điều trị sớm sỏi niệu quản có ý nghĩa rất lớn.

Bạn đang gặp vấn đề bệnh thận và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.851 – 0975.284.017 để được tư vấn về tình trạng và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

dat-mua--.webp

Chẩn đoán sỏi niệu quản thông qua phương pháp nào?

Chẩn đoán sỏi niệu quản chủ yếu qua xét nghiệm máu/nước tiểu hoặc xét nghiệm hình ảnh sỏi. Cụ thể:

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Xét nghiệm máu dùng để xác định nồng độ canxi và acid uric trong máu. Xét nghiệm nước tiểu có giá trị trong việc đánh giá tổn thương niệu quản khi có mặt hồng cầu niệu, bạch cầu hay vi trùng.

Chụp X-quang hệ niệu cản quang

Phương pháp chụp cản quang hệ niệu (UIV) cho phép biết được vị trí của sỏi và mức độ tổn thương, giãn nở của thận. Phương pháp này rất có ý nghĩa trong các trường hợp phải can thiệp phẫu thuật lấy sỏi.

Phương pháp này cũng cần thiết cho quyết định điều trị khi cả 2 bên niệu quản đều có sỏi. Ngoài ra, phương pháp UIV có thể phân biệt được sỏi cản quang ở vị trí hố chậu hay vết vôi hóa.

Chụp CT scan xác định tính chất sỏi

Chụp multislice CT Scan MSCT là phương pháp có độ nhạy cao với khả năng phát hiện được vị trí sỏi và mức độ tắc nghẽn của niệu quản. MSCT được chỉ định khi các phương pháp khác kém hiệu quả.

Phương pháp điều trị sỏi niệu quản

Điều trị sỏi niệu quản phụ thuộc vào vị trí/kích thước của sỏi, mức độ tổn thương thận và tình trạng ứ tắc đường niệu.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Khi sỏi có kích thước nhỏ, dễ di chuyển thì phương pháp điều trị nội khoa khá hiệu quả nhằm đẩy sỏi ra ngoài theo đường tự nhiên. Thuốc giãn cơ trơn niệu quản giúp sỏi di chuyển dễ dàng ra ngoài được ưu tiên lựa chọn. Các thuốc phổ biến như Tamsulosin, Terazosin, Doxazosin,...

Dieu-tri-noi-khoa-nham-giam-dau,-gian-co-tron-de-tang-kha-nang-dao-thai-cua-soi.webp

Điều trị nội khoa nhằm giảm đau, giãn cơ trơn để tăng khả năng đào thải của sỏi

Ngoài ra, biện pháp điều trị nội khoa cũng được chỉ định để kiểm soát các cơn đau quặn thận của người bệnh. Nhóm thuốc NSAID là lựa chọn đầu tay. Một số thuốc điển hình như: Indomethacin, Diclofenac sodium và Ibuprofen.

Điều trị ngoại khoa bằng phương pháp ngoại khoa tán sỏi

Khi sỏi có kích thước lớn, khả năng tự di chuyển theo đường tiểu tự nhiên thấp hoặc người bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa thì sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa tán sỏi. Một số phương pháp được cân nhắc lựa chọn như:

  • Tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi ngược dòng.
  • Mổ và tán sỏi niệu quản qua da.
  • Dùng sóng xung kích tán sỏi niệu quản.
  • Mổ hở lấy sỏi niệu quản.

>>>XEM THÊM: Mổ sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Phòng ngừa sỏi niệu quản hiệu quả

Một số lưu ý dưới đây giúp phòng ngừa tái phát sỏi niệu quản:

  • Uống đủ nước giúp ổn định nồng độ pH nước tiểu, giảm hiện tượng cô đặc máu làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Chế độ ăn giàu acid citric như cam, chanh để giảm nguy cơ hình thành sỏi oxalat.
  • Chế độ ăn hạn chế canxi không được khuyến cáo để phòng ngừa tái phát sỏi. Do đó, bạn không nên tự ý cắt giảm canxi ra khỏi chế độ ăn.
  • Hạn chế sử dụng muối nhằm giảm tổn thương thận. 
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao đề kháng cho cơ thể. 

An-nhieu-cam-chanh-de-giam-nguy-co-hinh-thanh-soi-oxalat.webp

Ăn nhiều cam chanh để giảm nguy cơ hình thành sỏi oxalat

Ích Thận Vương - Giải pháp an toàn từ thảo dược cho người bệnh sỏi niệu quản

Hiện nay, giới chuyên gia khuyên người bệnh sỏi niệu quản nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu là Ích Thận Vương - sản phẩm nổi tiếng hơn 10 năm trên thị trường với công dụng bồi bổ, tăng cường chức năng thận và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh thận. 

Thành phần chính của Ích Thận Vương là thảo dược dành dành đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô thận, giảm xơ hóa thận tiến triển ở bệnh lý tắc nghẽn niệu quản một bên (Xiaobo Li và cộng sự, năm 2017).

Ich-Than-Vuong-voi-thanh-phan-chinh-danh-danh-giup-giam-xo-hoa-than-tien-trien.webp

Ích Thận Vương với thành phần chính dành dành giúp giảm xơ hóa thận tiến triển

AnyConv.com__dat-mua-ngay.webp

Ngoài ra, sản phẩm Ích Thận Vương còn là sự kết hợp giữa các thảo dược bổ thận, bổ khí huyết, lợi tiểu, chống viêm, hỗ trợ ngăn ngừa xơ hóa như hoàng kỳ, đan sâm, râu mèo, bạch phục linh, mã đề, linh chi đỏ, L-carnitine fumarate, coenzym Q10,...

Ích Thận Vương dành được rất nhiều giải thưởng danh giá như Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng, TOP 100 Sản phẩm - Dịch vụ tin dùng Việt Nam, Sản phẩm tin dùng số 1 Việt Nam,... Năm 2021, nhãn hàng Ích Thận Vương vinh dự nhận được kết quả khảo sát 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm do Tạp chí Kinh tế Việt Nam thực hiện.

KHÁCH HÀNG TIN TƯỞNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM ÍCH THẬN VƯƠNG

Bà Nguyễn Thị Kim Vân (ngụ tại quận 7, TP.HCM) đã mắc sỏi thận hơn 30 năm nay. Sỏi thận gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Sau khi thử sử dụng Ích Thận Vương 2 tháng, triệu chứng sỏi thận đã được cải thiện đáng kể. Thấy được hiệu quả rõ rệt của sản phẩm, bà tiếp tục sử dụng 6 tháng và sau khi siêu âm lại thấy sỏi 1 bên thận đã không còn. Cùng lắng nghe chia sẻ của bà Vân trong video dưới đây:

Theo dõi quá trình cải thiện suy thận và thoát khỏi nguy cơ chạy thận của bà Nguyễn Thị Bật TẠI ĐÂY

CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CAO VỀ THÀNH PHẦN DÀNH DÀNH TRONG ÍCH THẬN VƯƠNG

Chuyên gia Phạm Hưng Củng đánh giá cao tác dụng của thảo dược thiên nhiên trong tăng cường chức năng thận và cải thiện suy thận. Cụ thể chia sẻ của chuyên gia trong chương trình “Chuyên gia của bạn” phát trực tiếp trên đài phát thanh VOV1 như sau: “Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 4 nghìn thảo dược đang được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, các thảo dược để phòng ngừa và cải thiện chức năng thận không ít. Tiêu biểu trong đó là cây dành dành hay còn gọi là chi tử. Loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ chống lại sự xơ hóa các nephron ở thận, từ đó giúp quá trình lọc máu, lọc chất độc hại tốt hơn. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng ổn định huyết áp mà như ta đã biết, huyết áp cao chính là nguyên nhân lớn gây ra suy thận. Như vậy thảo dược này rất tốt cho người suy thận. Bên cạnh đó, dành dành có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, tác dụng từ gốc tới ngọn trong bệnh suy thận”.

Xem cụ thể chia sẻ của chuyên gia trong video dưới đây:

CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO KHÁCH HÀNG KHI MUA SẢN PHẨM

Hiện nay nhãn hàng đang có nhiều chương trình tiết kiệm chi phí khi khách hàng mua theo combo sản phẩm:

  • Khi mua 6 hộp Ích Thận Vương 30 viên sẽ được tặng ngay 1 hộp cùng loại.
  • Khi mua 2 hộp Ích Thận Vương 90 viên hoặc 1 hộp 180 viên sẽ được tặng ngay 1 hộp 30 viên.

Với cam kết chất lượng hàng đầu, an toàn khi sử dụng, nhãn hàng sẽ hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng sản phẩm theo liệu trình mà không đem lại hiệu quả. 

Bài viết trên đã thông tin tới bạn đọc về bệnh sỏi niệu quản. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh cũng như đặt hàng sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với nhiều chương trình ưu đãi, vui lòng liên hệ số hotline 0917.214.851 – 0975.284.017 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn điều trị sỏi niệu quản - BV Bình Dân
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/

Dược sĩ Đào Ngọc