Viêm thận có thể biến chuyển rất nhanh và ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không điều trị đúng và phù hợp. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu những thông tin mà chuyên gia muốn bạn biết về căn bệnh này. Mời mọi người tham khảo nhé!

Viêm thận là gì?

Viêm thận là tình trạng nhiễm khuẩn ở thận, bệnh có thể biến chuyển từ viêm thận cấp thành viêm thận mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tình trạng viêm nhiễm này có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới chức năng của thận.

Viêm thận là tình trạng viêm nhiễm khuẩn ở thận

Viêm thận là tình trạng viêm nhiễm khuẩn ở thận

Những nguyên nhân gây ra viêm thận

Một số nguyên nhân có thể dẫn tới viêm thận gồm có:

  • Viêm thận do vi khuẩn, thường là các vi khuẩn nhóm Gram (-) gây nên như: Escheria Coli, trực khuẩn mủ xanh,...
  • Viêm thận do sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm hoặc u tuyến tiền liệt,...

Các biểu hiện viêm thận

Dấu hiệu để nhận biết viêm thận có thể là đau rát, tiểu tiện nhiều lần, tiểu gấp, sốt,... Cụ thể:

Đi tiểu có cảm giác đau rát

Khi bạn nhận thấy đi tiểu khó khăn hoặc đau rát thì đây được xem là một trong những dấu hiệu viêm thận. Biểu hiện này gặp phải nhiều ở nữ giới do nhiễm khuẩn và viêm vùng âm đạo.

Đi tiểu gấp

Tiểu gấp cũng là một biểu hiện của viêm thận. Những người mắc bệnh này thường có cảm giác muốn đi tiểu liên tục và ngay lập tức. Nguyên nhân là do lượng nước tiểu được chuyển xuống bàng quang liên tục, bàng quang luôn ở tình trạng căng đầy. Khi lượng nước tiểu được tích tụ quá nhiều sẽ khiến người bệnh cần tiểu gấp để tránh vỡ bàng quang.

Tiểu gấp là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm thận

Tiểu gấp là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm thận

Nước tiểu có màu đục và có mùi

Nước tiểu màu đục, có mùi là dấu hiệu viêm thận phổ biến và hay gặp nhất. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các biểu hiện này, bạn cần kiểm tra chức năng thận ngay lập tức để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sốt

Người bệnh viêm thận có thể sốt nhẹ đến sốt nặng, nhiệt độ cơ thể vượt quá 37 độ C. Ngoài ra, viêm thận cũng khiến cơ thể người bệnh có cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi về ban đêm.

Phân loại viêm thận

Có một số loại viêm thận khác nhau, bao gồm:

Viêm cầu thận cấp tính

Viêm cầu thận cấpthể phát triển đột ngột sau khi người bệnh mắc một nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như: Viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm gan hoặc HIV. Ngoài ra, lupus cùng các rối loạn hiếm gặp như bệnh mạch máu và u hạt kèm theo viêm đa tuyến cũng có thể dẫn đến viêm thận cấp tính. 

Người mắc các tình trạng này cần có biện pháp chăm sóc y tế kịp thời để phòng tránh tổn thương gặp phải tại thận.

Viêm thận lupus

Lupus là bệnh tự miễn dịch. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Lupus có thể phát triển thành viêm thận lupus. Trường hợp này gặp phải khi hệ thống miễn dịch tấn công tế bào thận.

Một số triệu chứng của viêm thận lupus đó là:

  • Nước tiểu có bọt.
  • Huyết áp cao.
  • Phù ở phần chân, mắt cá chân và bàn chân.

Mức độ nghiêm trọng của viêm thận lupus ở mỗi người bệnh là khác nhau. Mặc dù đôi khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm nhưng tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng bất cứ lúc nào. Chính vì thế, người mắc viêm thận lupus cần được chăm sóc y tế kịp thời để hạn chế tổn thương thận thêm.

Viêm thận lupus là một dạng của viêm thận

Viêm thận lupus là một dạng của viêm thận

Viêm thận di truyền

Viêm thận di truyền có thể dẫn tới suy thận, các vấn đề về thị lực và thính giác. Hội chứng này nghiêm trọng hơn đối với người bệnh là nam giới.

Bệnh thận IgA

Đây là một trong những dạng viêm thận phổ biến thường gặp phải. Nó phát triển khi các chất lắng đọng kháng thể IgA tích tụ trong thận và gây viêm.

Hệ thống miễn dịch phát triển các kháng thể để chống lại chất độc hại và sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Những người bị bệnh thần kinh IgA có kháng thể IgA khiếm khuyết. Đối với người trẻ thường rất khó để phát hiện bệnh thận IgA vì các triệu chứng ban đầu thường không rõ.

Viêm thận kẽ

Viêm thận kẽ thường phát triển rất nhanh. Dạng viêm thận này thường xảy ra do nhiễm trùng hoặc một loại thuốc cụ thể nào đó gây nên. Nó ảnh hưởng tới một phần của thận được gọi là kẽ thận. 

Nếu người bệnh nhanh chóng dừng sử dụng các thuốc có vấn đề thì khả năng sẽ phục hồi hoàn toàn trong vài tuần. Tuy nhiên, đôi khi viêm thận kẽ có thể phát triển nặng thành suy thận mạn.

>>> Xem thêm: Viêm thận bể thận cấp và những thông tin cần thiết với bạn

Các chẩn đoán viêm thận

Người ta thường dựa vào các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán viêm thận:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu hay sinh hóa máu để đánh giá viêm thận gồm có: Nồng độ bổ thể, globulin lạnh, IgA huyết thanh, yếu tố C3 viêm thận,....

Phân tích thành phần nước tiểu

Người bệnh viêm thận thường xét nghiệm thấy hồng cầu trong nước tiểu, hình dạng hồng cầu có thể biến dạng do đi qua màng mao mạch bị tổn thương. Bên cạnh đó, trong nước tiểu cũng thường có protein niệu.

Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán viêm thận

Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán viêm thận

Sinh thiết thận

Nếu kích thước thận tăng lên, có thể cân nhắc đến việc sinh thiết. Nếu kết quả cho thấy hơn 50% tiểu cầu hình liềm, rất có thể viêm cầu thận đang phát triển.

Điều trị bệnh viêm thận như thế nào?

Nếu viêm thận do vi khuẩn gây nên thì bác sĩ thường điều trị cho người bệnh bằng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh có hiệu quả điều trị cao đối với vi khuẩn Gram (-).

Nếu viêm thận do sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm nhiễm bàng quang, âm đạo,... thì điều trị theo phác đồ của bệnh đó.

Viêm thận nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể chuyển biến xấu từ cấp tính thành mạn tính. Lúc này, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người mắc.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm thận

Hiện nay, phòng ngừa viêm thận là rất cần thiết đối với mỗi người. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh bạn có thể tham khảo:

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp

Viêm thận rất dễ mắc phải do chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân không tốt. Chính vì thế, mọi người cần lưu ý có thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là cơ quan sinh dục.

Người mắc cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế chất đạm, muối, không ăn đồ chế biến sẵn, đồ ăn quá cay, bổ sung thêm rau củ quả để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Ổn định huyết áp và lượng đường trong máu

Huyết áp và lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thận. Chính vì vậy, việc giữ các chỉ số huyết áp và đường máu trong mức bình thường là biện pháp phòng ngừa viêm thận rất hiệu quả.

Bổ sung Ích Thận Vương - sản phẩm từ thảo dược tự nhiên

Ích Thận Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị viêm thận rất hiệu quả. Cụ thể, các thành phần của Ích Thận Vương gồm:

  • Dành dành: Năm 2017, XIAOBO LI cùng các cộng sự đã chứng minh chiết xuất quả và thân cây dành dành chứa các hoạt có hiệu quả bảo vệ thận, giảm xơ hóa mô kẽ thận.
  • Đan sâm: Năm 2019, ZHAO Wen-Jing và cộng sự đã chứng minh tác dụng của đan sâm là thúc đẩy tuần hoàn máu, chống vi khuẩn, điều trị viêm thận.
  • Hoàng kỳ: Có công dụng điều trị bệnh thận do tiểu đường.
  • Linh chi đỏ, mã đề, trầm hương, râu mèo: Chống oxy hóa, kháng khuẩn rất tốt.
  • Bạch phục linh: Năm 2013, Qibing Mei và cộng sự đã chứng minh tác dụng lợi tiểu của bạch phục linh có thể hỗ trợ điều trị đối với người mắc bệnh viêm thận.

Dành dành - Thảo dược tốt cho người bệnh viêm thận

Dành dành - Thảo dược tốt cho người bệnh viêm thận

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh viêm thận. Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại thông tin liên hệ dưới bài viết này hoặc trực tiếp gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Link tham khảo:

https://www.nephrologyspecialistsoftulsa.com/nephritis.php

https://www.medicalnewstoday.com/articles/312579#causes