Viêm cầu thận là bệnh lý gây tổn thương ở tiểu cầu thận và có thể tiến triển dẫn đến suy thận mạn. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số xét nghiệm viêm cầu thận cần thiết. Vậy đó là những chỉ số nào và ý nghĩa của các xét nghiệm này đánh giá chức năng thận ra sao? Lời giải đáp sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Thế nào là viêm cầu thận?

Thận gồm nhiều bộ lọc nhỏ, tạo thành từ các mạch máu có chức năng lọc máu và thải dịch, sản xuất một số hormone, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp trong cơ thể. Viêm cầu thận là loại bệnh thận gây thiệt hại khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa của thận. Viêm cầu thận có thể là cấp tính (một cuộc tấn công bất ngờ) hoặc mạn tính (đến dần dần). Viêm cầu thận cấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lọc chất thải trong máu ra khỏi cơ thể và khiến công suất lọc mỗi ngày giảm dần. Bác sĩ sẽ dựa trên sinh thiết thận để đưa ra chẩn đoán, điều trị cụ thể cho bệnh viêm cầu thận cấp tính.

Trong khi đó, viêm cầu thận mạn tính là tập hợp những vấn đề về thận, trong đó, tiểu cầu và các cụm mao mạch của vỏ thận có chức năng loại bỏ chất thải được bài tiết dưới dạng nước tiểu, dần dần bị hư hỏng theo thời gian. Khi mắc phải bệnh này, chức năng thận sẽ bị suy giảm.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận. Nếu viêm cầu thận tự xảy ra, nó được gọi là tiên phát. Còn nếu như viêm cầu thận nguyên nhân do lupus (viêm cầu thận lupus) hay bệnh tiểu đường thì nó được gọi là thứ phát.

>>> Xem thêm: 6 triệu chứng bệnh viêm cầu thận mạn tính bạn chớ bỏ qua

Những xét nghiệm viêm cầu thận không thể bỏ qua

Khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc viêm cầu thận:

- Phù ở mặt, tay, chân và bụng do ứ nước.

- Nước tiểu màu hồng do sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu.

- Nước tiểu có bọt do protein dư thừa.

- Tăng huyết áp và cholesterol cao.

- Mệt mỏi do thiếu máu.

- Thừa cân, béo phì.

- Dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, bạn còn có thể phát hiện viêm cầu thận thông qua kết quả của một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm máu

Thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp đo nồng độ creatinine trong máu. Creatinine là một axit amin được tạo ra từ gan, có nhiều trong cơ bắp và bài tiết qua thận. Nếu thận hoạt động không tốt, nồng độ creatinine trong máu sẽ tăng lên. Kết quả, creatinine được chuyển đổi thành một giá trị gọi là “độ lọc máu cầu thận ước tính”, dùng để đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm nước tiểu

Trong chẩn đoán bệnh viêm cầu thận, xét nghiệm nước tiểu được thực hiện theo 2 cách:

+ Thứ nhất là dùng que thử nhúng vào mẫu nước tiểu để kiểm tra. Que thử sẽ thay đổi màu sắc nếu trong nước tiểu xuất hiện máu hoặc protein.

+ Thứ hai là lấy mẫu nước tiểu chuyển tới phòng thí nghiệm để đo lường chính xác lượng protein hoặc tìm kiếm tế bào máu (nếu có) trong nước tiểu.

Xét nghiệm này sẽ cho thấy có hay không các tế bào hồng cầu trong nước tiểu. Kết quả xét nghiệm nước tiểu cũng có thể cho thấy các tế bào bạch cầu, lượng các chất được thải ra trong nước tiểu và đặc biệt là protein.

Siêu âm thận

Nếu cần phải kiểm tra thêm để chẩn đoán chính xác, người bệnh sẽ được yêu cầu tiến hành siêu âm thận. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm này để kiểm tra kích thước thận, có tắc nghẽn hay không và tìm kiếm những bất thường khác.

Sinh thiết thận

Xét nghiệm này giúp chẩn đoán thể tổn thương mô bệnh học thận, rất cần thiết ở người bị viêm cầu thận. Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết, lấy một mẫu mô thận nhỏ để xét nghiệm. Trong sinh thiết thận, một cây kim đặc biệt sẽ được đưa qua da rồi vào thận. Mô thận được thu thập và gửi đến phòng thí nghiệm.

>>> Xem thêm: Người mắc bệnh viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?

Viêm cầu thận có nguy hiểm không?

Viêm cầu thận làm ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc bỏ chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, khiến công suất lọc của thận giảm dần mỗi ngày. Các biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận bao gồm:

- Suy thận cấp tính: Phần lọc của thận mất dần chức năng có thể khiến các chất thải tích lũy nhanh. Lúc này, người bệnh sẽ cần phải lọc máu khẩn cấp để loại bỏ dịch thừa và chất thải từ máu.

- Suy thận mạn tính: Biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng, khiến thận mất dần chức năng. Khi chức năng thận chỉ còn 10% so với bình thường thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, người bị suy thận buộc phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

- Hội chứng thận hư: Đây là một nhóm các dấu hiệu đi kèm với viêm cầu thận và vấn đề khác ảnh hưởng đến khả năng lọc của cầu thận. Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi mức protein cao trong nước tiểu, khiến hàm lượng protein trong máu thấp, cholesterol máu cao, gây giữ nước (phù) mí mắt, chân và bụng.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm cầu thận mạn có chữa được không?

Điều trị viêm cầu thận như thế nào?

Bệnh viêm cầu thận có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nếu phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời sẽ giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy chữa viêm cầu thận như thế nào?

Thay đổi lối sống

Bạn có thể kiểm soát bệnh viêm cầu thận nếu có chế độ ăn khoa học:

- Hạn chế ăn muối để ngăn chặn hoặc giảm phù và cao huyết áp.

- Giảm tiêu thụ protein và kali để làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu.

- Giữ trọng lượng ở mức cho phép, tránh thừa cân, béo phì.

- Kiểm soát lượng đường trong máu.

- Bỏ hút thuốc, hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia,…

 nguoi-bi-viem-cau-than-nen-an-nhat.jpg

Người bị viêm cầu thận cần tránh ăn những món có hàm lượng muối cao

Chữa viêm cầu thận bằng tây y

Đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm cầu thận, các phương pháp chủ yếu giúp giảm triệu chứng hoặc kìm hãm sự phát triển của bệnh đến suy thận. Người bị viêm cầu thận có thể được kê những loại thuốc như: Thuốc giúp kiểm soát huyết áp, corticosteroid,... Một phương pháp nữa thường được chỉ định là thay huyết tương, giúp loại bỏ phần chất lỏng của máu (huyết tương) và thay thế nó bằng dịch tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc huyết tương được hiến tặng.

Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận bằng thảo dược

Tùy vào từng trường hợp mà chuyên gia sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, từ việc thay đổi lối sống cho đến dùng thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc tây trong điều trị viêm cầu thận sẽ để lại những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, ngoài việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, thì người bị viêm cầu thận nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung thảo dược để giúp phục hồi chức năng thận. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương với thành phần chính từ cây dành dành.

Với thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng viêm cầu thận, suy thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người viêm cầu thận và chặn đứng nguy cơ diễn tiến sang suy thận.

>>> Xem thêm: Bị viêm cầu thận mạn kiêng ăn gì, uống gì?

Cảm nhận của khách hàng

Bên cạnh tác dụng cải thiện viêm cầu thận, sản phẩm Ích Thận Vương còn hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Điển hình là trường hợp của bác Ngô Tấn Thuận (sinh năm 1955) số nhà C3/42 A8, tổ 8, ấp 3B, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM. Bác Thuận bị suy thận độ 2, mỗi đêm phải đi tiểu tới 7 - 8 lần. Chỉ sau 3 tháng, tình trạng bệnh của ông đã cải thiện, các chỉ số trở về mức bình thường. Mời bạn xem chia sẻ của bác Thuận trong video sau:

Đánh giá của chuyên gia

Sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng, cùng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn: “Chỉ số creatinine giảm, suy thận được cải thiện sau khi kết hợp điều trị Tây y và dùng Ích Thận Vương là rất tốt. Ích Thận Vương ra đời đã nhiều năm, được khuyến cáo nên sử dụng từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả khả quan”. Xem chi tiết trong video sau:

Xét nghiệm viêm cầu thận là thao tác quan trọng cần thực hiện để chẩn đoán chính xác bệnh. Sau quá trình này, người mắc viêm cầu thận nên áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện khoa học và kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về xét nghiệm viêm cầu thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (Zalo/ Viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh