Suy thận mạn là bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người. Bệnh diễn biến theo từng giai đoạn với các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các thông tin về bệnh suy thận mạn một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Cùng tìm hiểu ngay!
Suy thận mạn là gì?
Thận là cơ quan quan trọng đối với cơ thể. Nó giữ nhiều chức năng quan trọng bao gồm:
- Duy trì sự cân bằng của khoáng chất và chất điện giải.
- Sản xuất các tế bào hồng cầu.
- Duy trì sự cân bằng acid - bazơ trong máu.
- Bài tiết chất thải, hòa tan trong nước ra khỏi cơ thể
Thận gặp phải các tổn thương mạn tính sẽ mất dần khả năng thực hiện các chức năng này. Bệnh suy thận mạn tính (CKD) là sự suy giảm chức năng thận tiến triển và không thể phục hồi. Người bệnh được chẩn đoán suy thận mạn tính khi mức lọc cầu thận giảm liên tục và hằng định dưới 50% so với bình thường.
Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận không thể phục hồi
Suy thận mạn có mấy giai đoạn? Dấu hiệu nhận biết của mỗi giai đoạn
Thận đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi mắc suy thận mạn, các chức năng này sẽ bị rối loạn. Có 5 giai đoạn của suy thận mạn tương ứng với các dấu hiệu như sau:
Suy thận mạn giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1, những tổn thương ở thận còn rất nhẹ. Mức lọc cầu thận vẫn ở mức bình thường (đạt hơn 90 ml/phút/1,73m2). Suy thận mạn giai đoạn này có thể được phát hiện khi xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ. Bạn cũng có thể tiến hành xét nghiệm này nếu mắc các bệnh như: Tiểu đường, huyết áp cao. Thông thường, người mắc không có dấu hiệu nhận biết cụ thể nên rất khó phát hiện sớm bệnh. Tuy nhiên, những đối tượng mắc đái tháo đường, tăng huyết áp hay các bệnh về thận trước đó cần thăm khám định kỳ để có thể phát hiện sớm suy thận mạn.
Suy thận mạn giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, tổn thương thận đã làm cho mức lọc cầu thận giảm nhẹ còn khoảng 60 đến 89 ml/phút/1,73m2. Ở giai đoạn này có một số triệu chứng không đặc hiệu như: Người mệt mỏi, ngứa, ăn không ngon, các vấn đề về giấc ngủ,... Khi suy thận mạn ở giai đoạn 2, người bệnh cần có những biện pháp điều trị sớm để làm chậm và ngăn sự tiến triển nặng hơn.
Suy thận mạn độ 2 gây mệt mỏi, khó ngủ, ăn không ngon
Suy thận mạn giai đoạn 3
Giai đoạn 3A có mức lọc cầu thận đạt từ 45 đến 59 ml/phút/1,73m2. Trong khi ở giai đoạn 3B thì chức năng thận suy giảm hơn và mức lọc cầu thận chỉ còn từ 30 đến 44 ml/phút/1,73m2. Thận không thể loại bỏ các chất thải, chất độc, chất lỏng khiến chúng tích tụ lại trong cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Không phải ai cũng xuất hiện các triệu chứng điển hình ở giai đoạn này. Tuy nhiên, một số triệu chứng nhận biết được là: Đau lưng, mệt mỏi, ăn không ngon, ngứa dai dẳng, gặp vấn đề về giấc ngủ, phù bàn tay, bàn chân, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường,... Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng gồm: Thiếu máu, các bệnh về xương, tăng huyết áp,...
Suy thận mạn giai đoạn 4
Khi suy thận mạn ở giai đoạn 4, thận đã bị tổn thương từ trung bình đến nặng. Mức lọc cầu thận giảm xuống chỉ còn 15 đến 29 ml/phút/1,73m2. Các dấu hiệu có thể rõ ràng hơn bao gồm: Đau lưng, đau ngực, mệt mỏi, ăn mất ngon, co giật hoặc chuột rút, buồn nôn/nôn, ngứa, hụt hơi, phù tay chân, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường. Ở giai đoạn này, do sự tích tụ chất độc nên người bệnh phải chuẩn bị các phương pháp điều trị thay thế thận kịp thời.
>>>XEM THÊM: Bí quyết cho người suy thận độ 4
Suy thận mạn giai đoạn cuối
Suy thận mạn giai đoạn 5 hay giai đoạn cuối có nghĩa là mức lọc cầu thận chỉ còn dưới 15 ml/phút/1,73m2, biểu hiện bằng hội chứng ure máu cao. Người suy thận mạn giai đoạn này gặp phải các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Các dấu hiệu điển hình của giai đoạn này đó là: Hô hấp khó khăn, đau lưng và ngực, mệt mỏi, không còn cảm giác thèm ăn, buồn nôn, ngứa, phù nặng, đi tiểu bất thường,... Phù ở giai đoạn này có thể gây suy tim, phù phổi cấp, phù não,... đe dọa tính mạng người bệnh. Ở giai đoạn này, chức năng thận không đảm bảo được nhịp độ sinh lý của cơ thể, biện pháp điều trị duy nhất là thay thế thận (chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận).
Suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị bằng chạy thận nhân tạo
>>>XEM THÊM: Giải đáp 10 câu hỏi về suy thận
Những nguyên nhân dẫn tới bệnh thận mạn tính
Thận có chứa rất nhiều mạch máu, vì vậy các bệnh liên quan tới mạch máu nói chung đều gây nguy hiểm cho thận. Hai nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận mạn đó là huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Huyết áp và đường huyết cao làm hỏng các mạch máu của thận, tim, não. Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm đa động mạch,... cũng có thể làm hỏng mạch máu và tạo ra các kháng thể chống lại mô thận.
Một số nguyên nhân khác gây ra suy thận mạn như: Bệnh thận đa nang, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm độc thời gian dài,…
Các phương pháp chẩn đoán xác định suy thận mạn
Suy thận mạn được chẩn đoán bắt đầu từ hỏi tiền sử bệnh. Nếu gia đình có người bị suy thận, cao huyết áp, tiểu đường bạn nên thông báo cho bác sĩ khi thăm khám. Tuy nhiên, cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán chính xác rằng bạn có mắc suy thận mạn hay không, chẳng hạn như:
Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm máu nhằm định lượng nồng độ creatinin, ure, kali để đánh giá chức năng thận. Qua phép định lượng creatinin máu có thể tính được mức lọc cầu thận để xác định giai đoạn của suy thận.
Bên cạnh đó, công thức máu còn xác định tình trạng thiếu máu. Thận có khả năng tạo ra erythropoietin, là một loại hormone kích thích tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thận tổn thương, khả năng tạo erythropoietin cũng giảm xuống gây suy giảm các tế bào hồng cầu hoặc thiếu máu.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp xác định sự có mặt của các thành thành phần bất thường trong nước tiểu như albumin, hồng cầu,...
Siêu âm thận
Siêu âm thận là một xét nghiệm không xâm lấn cung cấp hình ảnh để giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng thận.
Chẩn đoán tình trạng suy thận bằng cách siêu âm
Điều trị suy thận mạn
Suy thận mạn là bệnh lý không thể hồi phục, việc điều trị chủ yếu là ngăn ngừa suy thận tiến triển và quản lý các biến chứng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị suy thận mạn:
Các thuốc được sử dụng trong điều trị suy thận mạn tính
Một số thuốc được sử dụng nhằm kiểm soát nguyên nhân gây suy thận và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh là:
Thuốc điều trị huyết áp cao
Các thuốc hạ huyết áp thường dùng như: Thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II,... Tuy nhiên, thuốc điều trị cao huyết áp ban đầu có thể làm giảm chức năng của thận và thay đổi mức lọc cầu thận. Vì vậy, người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm soát được hiệu quả điều trị và biến chứng không đáng có.
Thuốc lợi tiểu
Những người bệnh suy thận mạn tính thường bị tích tụ chất lỏng trong cơ thể gây ra phù, tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu giúp tăng thanh thải các chất độc, giảm phù và hạ huyết áp.
Thuốc điều trị thiếu máu
Bổ sung hormone erythropoietin, sắt giúp tăng sản xuất tế bào hồng cầu. Điều này giúp cho người bệnh giảm được cảm giác mệt mỏi, suy nhược do thiếu máu gây ra.
Thuốc làm giảm cholesterol
Bác sĩ có thể kê statin để điều trị rối loạn lipid máu ở người mắc suy thận mạn. Do ở người bệnh suy thận mạn có hàm lượng cholesterol máu cao, làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng về tim mạch.
Statin thường được lựa chọn trong điều trị rối loạn lipid máu ở người bệnh suy thận mạn
Điều trị suy thận giai đoạn cuối
Người mắc suy thận mạn ở giai đoạn cuối đã có những dấu hiệu cho thấy chức năng thận suy giảm rõ rệt, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối:
Lọc máu
Lọc máu là chủ động loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu bằng máy hoặc chính màng bụng của người bệnh khi thận không thể thực hiện được chức năng này. Có 2 phương pháp lọc máu là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc):
- Nguyên tắc chạy thận nhân tạo: Máu của người bệnh được đưa ra ngoài thông qua hệ thống dây dẫn, đi qua màng lọc nhân tạo. Máu được trao đổi với dịch lọc để lấy đi độc tố ure và chất lỏng dư thừa, sau đó đưa trở lại cơ thể.
- Nguyên tắc thẩm phân phúc mạc: Sử dụng màng bụng của người bệnh như một màng bán thấm để loại bỏ nước dư thừa trong cơ thể. Người bệnh lọc màng bụng có thể tự tiến hành tại nhà sau khi được nhân viên y tế hướng dẫn.
Cấy ghép thận
Ghép thận bao gồm phẫu thuật ghép một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng vào cơ thể người bệnh. Vị trí thuận lợi nhất để đặt thận mới là vùng hố chậu bên phải. Sau khi cấy ghép, người bệnh cần dùng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt phần đời còn lại để giúp cơ thể thích ứng với cơ quan mới. Ghép thận thường được chỉ định cho những người bị suy thận mạn giai đoạn 3, giai đoạn 4 hoặc giai đoạn cuối có nguyện vọng.
Bạn đang gặp vấn đề bệnh thận và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.851 – 0975.284.017 để được tư vấn về tình trạng và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
Phòng ngừa suy thận mạn như thế nào?
Suy thận mạn là bệnh lý mạn mạn tính, không hồi phục, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, việc phòng ngừa bệnh tiến triển rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa suy thận mạn:
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày
Trong chế độ ăn uống của người suy thận mạn nên giảm chất béo, muối, kali, protein,... Việc hạn chế muối có thể giúp kiểm soát huyết áp, ngăn phù tiến triển. Trong trường hợp mắc kèm bệnh tiểu đường, cần hạn chế lượng carbohydrate trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần nạp đủ calo để duy trì cân nặng và sức khỏe.
>>>XEM THÊM: Dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn
Một lối sống khoa học, tập luyện thể dục thể thao vừa sức và thường xuyên sẽ rất có ích trong việc phòng ngừa suy thận mạn.
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để phòng suy thận mạn
Kiểm soát huyết áp, đường huyết
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được suy thận mạn. Tuy nhiên, kiểm soát huyết áp và tiểu đường có thể hạn chế nguy cơ mắc suy thận mạn. Nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để có những biện pháp phù hợp ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Ích Thận Vương - Sản phẩm hiệu quả cho người mắc suy thận mạn
Để giúp thận khỏe mạnh hơn, ngăn chặn biến chứng như thiếu máu, các vấn đề về xương khớp, huyết áp cao, chuyên gia khuyên người bệnh ngoài việc áp dụng biện pháp điều trị như lọc máu, ghép thận, sử dụng thuốc tây thì nên bổ sung thêm các thảo dược tốt cho thận. Một trong những sản phẩm có chứa các thành phần giúp tăng cường chức năng thận từ bên trong chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Ích Thận Vương có thành phần chính là cây dành dành, thảo dược này đã được Xiaobo Li cùng cộng sự chứng minh có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô, giảm xơ hóa thận tiến triển vào năm 2017. Không những vậy, trong đông y, cành và lá dành dành còn có tác dụng làm lành vết thương, cải thiện các vấn đề về thận, suy thận, tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
Ngoài ra, Ích Thận Vương còn có chứa nhiều thảo dược khác với những công dụng tốt cho thận như: Linh chi đỏ và đan sâm có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm; Bạch phục linh và mã đề có tác dụng lợi tiểu, tăng thanh thải ở thận; Trầm hương làm giảm xơ hóa tế bào,... Ích Thận Vương đã được hàng triệu người sử dụng và cho thấy có hiệu quả tốt, cải thiện các triệu chứng suy thận mạn.
Ích Thận Vương có thành phần chính là dành dành
Theo khảo sát và thống kê của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ phản hồi hài lòng của người dùng sản phẩm Ích Thận Vương lên tới 92,9%.
Kết quả khảo sát của tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy 92,9% khách hàng hài lòng và rất hài lòng về Ích Thận Vương
Có thể nói, Ích Thận Vương đã giúp nhiều người mắc suy thận mạn cải thiện triệu chứng và nâng cao sức khỏe. Trong số đó có trường hợp của bà Ngô Thị Miền sinh năm 1945 trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bà Miền từng bị suy thận độ 2, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, phù chân, đắng miệng, ăn không ngon. Nhờ sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương, các chỉ số hồng cầu, creatinin niệu giảm hẳn về mức độ 1. Kiên trì sử dụng sản phẩm trong 7 tháng liền, hiện nay cuộc sống của bà Miền đã quay về trạng thái bình thường. Cùng lắng nghe những cảm nhận của bà trong video dưới đây:
Theo đánh giá của chuyên gia Nguyễn Đình Bách về tác dụng của các thành phần có trong sản phẩm Ích Thận Vương: "Ích Thận Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược. Thành phần chính là dành dành kết hợp cùng với nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề, trầm hương, L-carnitine, Coenzyme Q10,... Ích Thận Vương đem đến nhiều tác dụng đối tốt với thận: Thứ nhất, nó tăng thải các chất cặn bã dư thừa, hạ huyết áp, giảm phù. Thứ hai, bổ khí, tăng cường năng lượng cho tế bào thận, giảm mệt mỏi. Thứ ba, bảo vệ thận, ngăn ngừa suy thận diễn tiến".
Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia trong video dưới đây:
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh suy thận mạn cũng như giúp sức khỏe của chính bản thân mình tốt hơn, bạn đừng quên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương hàng ngày nhé!
Chương trình ưu đãi khi mua sản phẩm Ích Thận Vương
Hiện nay đang có chương trình hoàn tiền và ưu đãi cho khách hàng khi mua sản phẩm Ích Thận Vương. Khi mua 6 hộp Ích Thận Vương 30 viên, bạn sẽ được tặng thêm 1 hộp cùng loại. Khi mua 2 hộp Ích Thận Vương 90 viên, bạn sẽ được tặng thêm 1 hộp 30 viên. Và khi mua 1 hộp 180 viên bạn sẽ được tặng 1 hộp Ích Thận Vương 30 viên. Trong trường hợp khách hàng phản hồi sử dụng không có hiệu quả sẽ được hoàn lại 100% tiền.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin mà chuyên gia muốn bạn biết về bệnh suy thận mạn. Để được tư vấn cũng như giải đáp các thắc mắc về bệnh suy thận mạn và mua được sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá cả tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tới số hotline 0917.214.851 - 0975.284.017.
Tài liệu tham khảo