Bệnh teo thận là từ khóa được nhắc đến nhiều hiện nay. Đây cũng là tình trạng được các chuyên gia y tế đưa ra cảnh báo nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khái niệm về teo thận cũng còn khá mới mẻ, xa lạ với nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần biết về bệnh lý này, giúp bạn hiểu hơn và biết cách xử trí khi mắc phải.
Teo thận là tình trạng như thế nào?
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, nằm sát thành sau bụng, ở 2 bên cột sống, gần cơ thắt lưng chính. Thận có hình hạt đậu, màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi, một bờ lồi, một bờ lõm. Mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12,5cm, rộng 5 – 6cm, dày 3 – 4cm và nặng khoảng 170g. Thận được xem là một trong 5 bộ phận quan trọng nhất, mang tính “sống còn” đối với sức khỏe con người, tương ứng với ngũ tạng là tâm - can - tỳ - phế - thận. Theo đó, thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn có vai trò điều hòa thể tích máu, kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Teo thận có nghĩa là thận nhỏ hơn bình thường, đây là hậu quả của các bệnh lý về thận. Thận bị teo có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên. Trong đó, teo 2 bên thận thường hiếm gặp hơn là teo thận trái hay thận phải.
Do thận bị teo đi nên có thể ảnh hưởng ít nhiều đến các chức năng hoạt động của cơ quan này. Khi đó, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:
+ Đau khi đi tiểu.
+ Đau bụng hoặc sườn và lưng.
+ Đi tiểu ra máu, đi tiểu nhiều lần trong ngày và nhất là ban đêm.
+ Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và ngứa da.
+ Cảm thấy khó chịu vùng thận, chuột rút cơ hoặc sưng phù tay chân và mặt.
Đôi khi, người bị teo thận không có biểu hiện rõ ràng nào. Các dấu hiệu khi thận bị teo cũng phụ thuộc vào nguyên nhân và thời điểm của bệnh. Bạn có thể nhận biết teo thận thông qua: Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT hay CAT), quét hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh teo thận là rất quan trọng để tránh thận tổn thương nặng hơn.
>>> Xem thêm: Tin được không: Tăng cường chức năng thận cho người mắc suy thận nhờ tập yoga
Nguyên nhân gây teo thận là gì?
Thận bị teo có thể do nhiều vấn đề khác nhau ảnh hưởng theo một cách nào đó. Cụ thể, teo thận do các nguyên nhân sau:
+ Động mạch thận bị chặn (hẹp động mạch thận): Xảy ra khi các động mạch chính cung cấp máu cho thận bị tắc nghẽn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do xơ cứng động mạch liên quan đến mỡ máu cao hoặc cục máu đông.
+ Đường tiết niệu bị chặn: Dòng nước tiểu bị tắc nghẽn có thể làm tăng áp lực lên thận, dẫn đến tổn thương thận.
+ Sỏi thận: Khi mắc bệnh sỏi thận mà không điều trị dứt điểm có thể gây tắc nghẽn và làm thận bị teo nhỏ.
+ Nhiễm trùng thận kéo dài: Một số loại nhiễm trùng như viêm bể thận, viêm cầu thận, thận đa nang và các bệnh thận mạn tính khác có thể gây tổn thương thận.
+ Bệnh lý khác: Ngoài ra, một số trường hợp bị teo thận còn bắt nguồn từ các bệnh lý khác như huyết áp cao hoặc tiểu đường.
>>> Xem thêm: Tại sao suy thận lại dẫn đến suy tim?
Teo thận có nguy hiểm không?
Thận có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Khi thận gặp vấn đề sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người mắc. Teo thận cũng vậy, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn khiến thận hoạt động không đúng chức năng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi 1 bên thận bị teo sẽ khiến cho bên còn lại phải gánh chịu công việc gần như gấp đôi. Lâu dần, bên còn lại cũng sẽ bị suy giảm chức năng, trường hợp teo cả 2 bên thận, chức năng lọc máu và các chức năng quan trong khác (kích thích sản sinh hồng cầu, điều hòa huyết áp…) bị suy giảm, người bệnh có thể phải chạy thận nhân tạo.
Trong trường hợp nguyên nhân gây teo thận là do nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. Còn nếu như teo thận là do bệnh thận mạn tính, người mắc có thể phải lọc máu, cụ thể: Chạy thận nhân tạo là quá trình sử dụng máy lọc để xử lý máu thay cho chức năng thận. Sau khi được lọc các chất cặn bã, máu sẽ được đưa trở lại cơ thể của người bệnh. Phương pháp này thường được chỉ định 3 lần/tuần và mất khoảng 3 – 4 giờ mỗi lần thực hiện.
Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo cũng gây các biến chứng từ cấp tính đến mạn tính. Những biến chứng thường gặp nhất đó là: Tụt huyết áp, chuột rút, buồn nôn và nôn, đau ngực, ngứa, sốt ớn lạnh, nhiễm trùng mạch máu,… Trên thực tế, nhiều người sợ chạy thận bởi chi phí đắt đỏ, không phải ai cũng có điều kiện thực hiện thường xuyên. Trước những nguy hiểm mà bệnh teo thận gây ra, cần làm gì để phòng ngừa hiệu quả?
>>> Xem thêm: Chạy thận nhân tạo tốn bao nhiêu tiền?
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh teo thận?
Teo thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi những biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong. Chính vì vậy, bạn cần chủ động có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Hãy quan tâm đến sức khỏe của mình thường xuyên, nếu có bất kỳ vấn đề gì khiến thận bị tổn thương, cần thực hiện biện pháp điều trị hiệu quả, tránh biến chứng. Ngoài ra, các chuyên gia khuyên bạn nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, cụ thể:
+ Bổ sung đạm vừa đủ và chất béo lành mạnh: Nên bổ sung protein từ cá, thịt gia cầm, trứng, sữa, các loại đậu. Đồng thời, thêm vào thực đơn nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: Cá béo, các loại hạt, olive và quả bơ.
+ Ăn nhiều trái cây, rau, bơ, sữa.
+ Thực hiện chế độ ăn nhạt (dưới 2,4g muối mỗi ngày), giảm chất béo vì chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, dẫn đến tổn thương thận.
+ Kiểm soát lượng protein, ăn ít thực phẩm chứa nhiều photpho như: Sữa, pho mát, bia, coca,…
+ Ngoài ra, bạn nên giảm cân nếu đang trong tình trạng béo phì. Hãy tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
+ Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, giới chuyên gia khuyên bạn nên tìm đến giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, phục hồi và cải thiện chức năng thận. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên viên nén Ích Thận Vương tiện dùng.
Cụ thể, tác dụng của Ích Thận Vương là do sự hiệp đồng của những thành phần có trong sản phẩm:
- Dành dành: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng rất tốt với các bệnh lý về thận. Cùng với sự kết hợp của nhiều hoạt chất khác, dành dành có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận như: Suy thận, thận ứ nước, đái tháo đường, sỏi thận,...
- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng tăng cường chức năng thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.
- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và natri, tăng cường chức năng thận, làm chậm diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, nhất là với thận.
- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng.
- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy yếu.
- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận.
- Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp cải thiện chức năng thận hiệu quả, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về thận và ngăn ngừa biến chứng teo thận.
>>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị suy tuyến thượng thận mới nhất hiện nay
Đánh giá của chuyên gia
Sản phẩm Ích Thận Vương đã được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng, cùng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn chi tiết trong video sau:
Giải thưởng uy tín của Ích Thận Vương
Ghi nhận những thành quả mà Ích Thận Vương đã mang đến cho người sử dụng, sản phẩm đã vinh dự đạt giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”, “Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em”, giải thưởng “Việt Nam Top Brand 2019”.
Thắc mắc: Teo thận là gì có nguy hiểm không đã có lời giải đáp. Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về teo thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
Dược sĩ Đào Ngọc