Người bị bệnh viêm cầu thận mạn sống được bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là bệnh lý gây tổn thương cầu thận, tiến triển từ từ trong nhiều năm. Ở giai đoạn cuối, viêm cầu thận sẽ dẫn đến suy thận mạn ngày càng nặng dần, chức năng thận không thể phục hồi, đe dọa tính mạng. Vậy làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho người mắc viêm cầu thận? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này!
Viêm cầu thận mạn là gì?
Viêm cầu thận là bệnh lý gây ảnh hưởng tới khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa của thận. Viêm cầu thận có thể là cấp tính (một cuộc tấn công bất ngờ) hoặc mạn tính (đến dần dần). Viêm cầu thận mạn là một quá trình tổn thương thực thể xảy ra ở tất cả các cầu thận của hai bên thận, bao gồm tình trạng tăng sinh, phù nề, xuất tiết và hoại tử hyalin, xơ hóa một phần hoặc toàn bộ cầu thận. Bệnh tiến triển mạn tính từ từ qua nhiều tháng, nhiều năm dẫn đến xơ teo cả hai thận. Biểu hiện lâm sàng của viêm cầu thận mạn đa dạng, các triệu chứng thường gặp là: Phù, protein niệu, hồng cầu niệu, tăng huyết áp. Bệnh diễn biến thành từng đợt, sau 10 - 15 năm sẽ dẫn đến suy thận mạn tính không hồi phục.
>>> Xem thêm: Cập nhật phương pháp điều trị suy thượng thận mới nhất hiện nay
Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận mạn là gì?
Các nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh viêm cầu thận mạn là: Sau đợt viêm cầu thận cấp; Sau viêm cầu thận có hội chứng thận hư; Sau khi mắc các bệnh hệ thống như lupus hoặc đái tháo đường; Sau các bệnh di truyền như hội chứng alport.
Người bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc viêm cầu thận
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không rõ nguyên nhân khởi đầu, người bệnh khi phát hiện ra đã trong tình trạng viêm cầu thận mạn, thậm chí là giai đoạn muộn mà không thấy có tiền sử của bệnh. Tùy từng giai đoạn bệnh mà tổn thương có thể là: Viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa, viêm cầu thận màng, viêm cầu thận màng tăng sinh, viêm cầu thận ổ, xơ hóa cầu thận ổ, viêm cầu thận IgA,...
Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng phù, tái phát nhiều lần, đi tiểu ít, tăng huyết áp, thiếu máu, protein niệu, hồng cầu niệu, trụ hạt, trụ hồng cầu, ure, creatinin máu, acid uric máu tăng, mức lọc cầu thận giảm. Khi siêu âm, X-quang thận thấy 2 thận teo nhỏ đều. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh: Xơ mạch thận lành tính (tăng huyết áp xuất hiện trước các triệu chứng khác, protein niệu thường dưới 1g/24giờ); Xơ mạch thận ác tính (huyết áp rất cao, khó đáp ứng với điều trị, nhiều biến chứng phù tạng, có thể thấy suy thận cấp tiến triển nặng nhanh trong một thời gian ngắn); Viêm thận bể thận mạn tính (bệnh nhân thường có tiền sử nhiễm khuẩn, viêm thận bể thận cấp, sỏi thận,…). Bệnh biểu hiện phù nhiều khi tiến triển đến suy thận mạn tính, bạch cầu niệu nhiều, vi khuẩn niệu (+),…
>>> Xem thêm: Người bị suy thận nên ăn trái cây gì là tốt nhất?
Viêm cầu thận mạn có nguy hiểm không?
Viêm cầu thận mạn tính sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, do đó, người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu,… Khi bị nhiễm khuẩn thì lại càng làm cho bệnh nặng thêm và tạo thành đợt viêm cầu thận cấp trên nền viêm cầu thận mạn như biểu hiện phù và tăng huyết áp nhiều hơn; Tiểu ra máu, protein nhiều hơn. Bệnh tiến triển sau nhiều năm (có thể đến vài chục năm) sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối làm cho huyết áp, urê máu, protein niệu và creatinin máu tăng cao. Khi đã có hội chứng thận hư thì tiên lượng sẽ rất xấu cho người bệnh. Cụ thể:
Suy thận
- Với viêm cầu thận ổ đoạn, có 80% số bệnh nhân chuyển sang suy thận giai đoạn cuối sau 10 năm. Với viêm cầu thận màng tăng sinh, có 40% số bệnh nhân chuyển sang suy thận giai đoạn cuối sau 10 năm. Tổn thương cầu thận tối thiểu và bệnh thận IgA có tiên lượng tốt hơn.
- Viêm cầu thận mạn thứ phát, mức độ và thời gian suy giảm chức năng thận tùy thuộc vào nguyên nhân. Bệnh thận do lupus ban đỏ hệ thống, sau 10 năm có 20% tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối. Bệnh thận do đái tháo đường, thời gian duy trì chức năng thận bình thường tùy thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết.
- Suy thận cấp: Xảy ra trong đợt tiến triển cấp tính. Bệnh nhân vô niệu, urê, creatinin máu tăng cao.
- Viêm cầu thận tiến triển nhanh: Urê, creatinin máu tăng, mức lọc cầu thận giảm nhanh đến suy thận giai đoạn cuối trong vài ngày hoặc vài tuần.
Hội chứng thận hư
Xảy ra trong đợt tiến triển nặng của bệnh. Nếu hội chứng thận hư dễ tái phát hoặc đáp ứng kém với điều trị sẽ làm giảm chức năng thận nhanh chóng.
Biến chứng khác
- Biến chứng tim mạch: Gây tăng huyết áp, suy tim ứ huyết.
- Biến chứng thiếu máu, xuất huyết (chảy máu mũi, chảy máu tiêu hóa).
- Biến chứng loạn dưỡng xương do thận.
>>> Xem thêm: Người mắc hội chứng thận hư nên ăn gì để đủ albumin
Người mắc bệnh viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?
Chắc hẳn, nhiều người sẽ thắc mắc: Bị viêm cầu thận mạn sống được bao lâu? Thời gian sống của bệnh nhân viêm cầu thận mạn tính không ai có thể tính trước được và đối với mỗi người lại khác nhau. Viêm cầu thận mạn không được điều trị đúng và kịp thời, tỷ lệ trung bình biến chứng thành suy thận giai đoạn cuối là sau 10 năm. Nếu không may mắc viêm cầu thận tiến triển nhanh thì thời gian này bị rút ngắn rất nhiều. Khi mắc suy thận giai đoạn cuối, người bệnh chỉ còn cách chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Tuân thủ chạy thận đều đặn, người bệnh có thể sống thêm từ 5 – 10 năm, thậm chí 20 – 30 năm. Điều này còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh, phương pháp điều trị và cách cơ thể đáp ứng với thuốc.
Hiện nay, ghép thận là phương pháp tối ưu có thể giúp người bệnh duy trì sự sống lâu dài, hầu hết các biến chứng đều được khắc phục. Tuy nhiên, phương pháp này thường không dễ thực hiện do khó khăn trong việc tìm thận phù hợp để ghép và chi phí điều trị cũng rất cao. Bên cạnh đó, việc quả thận mới có phù hợp với người bệnh hay đáp ứng được các hoạt động trong cơ thể mới hay không sẽ quyết định đến kết quả của phương pháp điều trị. Các chuyên gia khuyến nghị, khi mắc bệnh, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tuân thủ phương pháp điều sẽ mang lại hiệu quả cao.
>>> Xem thêm: Thực đơn cho người suy thận độ 3 theo lời khuyên của chuyên gia
Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm cầu thận hiệu quả từ thảo dược
Tùy vào từng trường hợp mà chuyên gia sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, từ việc thay đổi lối sống cho đến dùng thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm cầu thận sẽ để lại những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bị viêm cầu thận nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung thảo dược để giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng những vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ, giúp phục hồi và cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị viêm cầu thận. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên viên nén Ích Thận Vương tiện dùng.
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị viêm cầu thận an toàn, hiệu quả
Vậy các thảo dược có trong thực phẩm bảo vệ sức Ích Thận Vương có tác dụng như thế nào với bệnh viêm cầu thận? Cụ thể như sau:
- Dành dành: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó có crocin. Đây là một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng rất tốt với các bệnh lý về thận. Cùng với sự kết hợp của nhiều hoạt chất khác, dành dành có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị viêm cầu thận,..
- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng tăng cường chức năng thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric, từ đó rất hiệu quả với người bị viêm cầu thận.
- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện chức năng thận và triệu chứng của viêm cầu thận gây ra, chặn đứng nguy cơ suy thận do viêm cầu thận gây ra.
- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, nhất là với thận.
- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng do viêm cầu thận gây ra.
- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi bị viêm cầu thận.
- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, giúp điều trị viêm cầu thận hiệu quả.
- Linh chi đỏ: Cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (các gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy, đây là điều cần thiết với người đang bị viêm cầu thận.
Chính bởi các thành phần thảo dược có trong Ích Thận Vương nên khi sử dụng với thời gian dài sẽ không gây tác dụng phụ. Vì vậy, người mắc viêm cầu thận hãy kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương trong quá trình điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đánh giá của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn: Bị bệnh viêm cầu thận có dùng được Ích Thận Vương để phòng ngừa suy thận không, mời bạn theo dõi nội dung video dưới đây để có câu trả lời.
>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về công dụng của cây dành dành trong cải thiện chức năng thận, xem chi tiết TẠI ĐÂY
Để kéo dài thời gian sống cho người mắc bệnh viêm cầu thận mạn, ngoài việc tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ thì bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện khoa học và kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày nhằm giúp thận luôn khỏe mạnh nhé.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về viêm cầu thận mạn sống được bao lâu và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (Zalo/Viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017