Suy thận độ 3 là khi bệnh đã có những chuyển biến nghiêm trọng. Chức năng của thận đã bị suy giảm đáng kể và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể, khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống. Vậy người bị suy thận giai đoạn 3 cần được theo dõi và điều trị như thế nào để kiểm soát tình trạng một cách tốt nhất? Tìm hiểu ngay!
Suy thận độ 3 là gì?
Thận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như: Lọc máu và chất thải, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp cũng như sản xuất một số hormone. Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương, dẫn đến việc không thể thực hiện các nhiệm vụ vốn có. Suy thận được chia làm 4 giai đoạn dựa trên tốc độ lọc cầu thận (GFR). Suy thận độ 3 (GFR nằm trong khoảng từ 30 - 59 ml/phút/1.73m2) là hiện tượng thận có chức năng bị suy giảm tương đối nặng. Những bệnh nhân suy thận ở giai đoạn này có thể được chia nhỏ hơn dựa trên chỉ số GFR như sau:
Suy thận giai đoạn 3a: GFR 45 - 59 ml/phút/1.73m2
Suy thận giai đoạn 3b: GFR 30 - 44 ml/phút/1,73m2.
Bảng chỉ số các cấp độ suy thận
Người suy thận cấp độ 3 có nhiều nguy cơ mắc phải các biến chứng như tăng huyết áp, thiếu máu, loãng xương,… Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh suy thận độ 3:
- Đau lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng, mạn sườn.
- Mất ngủ, đêm ngủ trằn trọc không yên.
- Người mệt mỏi, da xanh xao, khó thở.
- Chân tay sưng phù, cơ thể bị giữ nước.
- Thay đổi bất thường trong nước tiểu: Nước tiểu có bọt, tiểu nhiều lần, đi tiểu có cảm giác không hết, nước tiểu đổi màu vàng đậm, nâu hoặc đỏ là do có lẫn máu, tiểu buốt,… Số lượng nước tiểu có thể tăng hoặc giảm.
Ngay khi bạn gặp phải các biểu hiện trên, hãy đến bệnh viện ngay, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
>>> XEM THÊM: Bệnh suy thận có nguy hiểm không?
Mục tiêu theo dõi tình trạng suy thận độ 3
Sau khi được chẩn đoán suy thận độ 3, bạn có thể được nhận chỉ định theo dõi một thời gian dài chức năng thận, protein niệu và huyết áp. Mục đích của việc theo dõi là xác định tình trạng cụ thể và các biến chứng của suy thận.
- Chức năng thận nên được theo dõi đều đặn mỗi năm: Đối với bệnh nhân có protein niệu đáng kể, chức năng thận nên được kiểm tra ít nhất 2 lần/năm. Nếu chức năng thận giảm nhanh, tức là giảm GFR liên tục từ 25% trở lên hoặc giảm GFR 15 ml/phút/1.73m2 hoặc hơn trong vòng 12 tháng thì cần điều trị đặc biệt.
- Hemoglobin: Mức độ hemoglobin giảm dần tương ứng với giai đoạn suy giảm chức năng thận, mặc dù tình trạng thiếu máu đáng kể do suy thận chỉ phổ biến khi suy thận đến độ 3b hoặc độ 4. Đối với bệnh nhân có mức hemoglobin đến gần hoặc dưới 100g/L, việc điều trị trực tiếp có thể được thực hiện.
Xét nghiệm theo dõi protein niệu giúp kiểm soát suy thận
- Protein niệu: Theo dõi ACR hoặc PCR (chỉ số albumin/creatinin nước tiểu). Lưu ý các ngưỡng đề xuất của ACR > 70 (hoặc PCR > 100) mg/mmol đối với huyết áp và ACR >70 (hoặc PCR > 100) mg/mmol hoặc ACR >30 (hoặc PCR >50) với người đi tiểu ra máu.
- Huyết áp: Cố gắng giữ huyết áp ở dưới mức 140/90mmHg. Ở những bệnh nhân bị suy thận và tiểu đường hoặc ACR > 70 mg/mmol thì huyết áp nên dưới 130/80mmHg.
- Nguy cơ tim mạch: Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc bỏ hút thuốc, nên tập thể dục thường xuyên và hướng dẫn thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Cân nhắc cung cấp atorvastatin 20mg phòng trường hợp bệnh tim mạch nặng thêm.
- Ngừa: Cúm và phế cầu khuẩn.
- Thuốc: Đánh giá thường xuyên để giảm thiểu các loại thuốc gây độc cho thận (đặc biệt là NSAID) và đảm bảo liều phù hợp với chức năng thận.
>>> XEM THÊM: Cách ngăn ngừa tiểu đường biến chứng suy thận
Điều trị suy thận độ 3 như thế nào?
Thực tế hiện nay, các biện pháp điều trị cũng chỉ giúp ngăn chặn không để bệnh tiến triển sang độ 4, giảm những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hợp lý để kết hợp giúp nâng cao cơ chế miễn dịch và phục hồi các mao mạch thận. Đặc biệt, cần kiêng những loại thực phẩm giàu đạm như thịt chó, nội tạng động vật, các loại thức ăn quá nhiều muối,… Người suy thận độ 3a có thể được kê một số loại thuốc bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể, giúp cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu và xúc tiến quá trình vận chuyển máu đi nuôi dưỡng tế bào. Bên cạnh đó, 2 loại thuốc thường được sử dụng để kiểm soát triệu chứng suy thận là thuốc chẹn thụ thể angiotensin và thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Để có được kết quả điều trị khả quan nhất, cần nghiêm chỉnh tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Thuốc điều trị cho người suy thận độ 3a
Khi suy thận đến giai đoạn độ 3b thì có thể bắt đầu có chỉ định lọc máu (chạy thận nhân tạo). Theo báo cáo của hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ: Chạy thận đã giúp kéo dài cuộc sống, làm tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh thận mạn tính giảm 42% từ năm 1995 đến năm 2012. Tần suất chạy thận nhân tạo là 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài từ 3 - 4 giờ. Trong và sau khi lọc máu, bệnh nhân có thể bị chuột rút, cảm thấy chóng mặt, đau hoặc buồn nôn. Theo một số nghiên cứu tại Mỹ thì thời gian sống của những bệnh nhân suy thận phải chạy thận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trung bình, đối với mỗi người bệnh thực hiện tốt quá trình lọc máu theo chỉ định thì có thể sống khoảng 5 – 10 năm. Cũng có rất nhiều những trường hợp có thể kéo dài sự sống 20 – 30 năm.
>>> XEM THÊM: Suy thận phải lọc máu – Những biến chứng thường gặp
Giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận độ 3 nhờ thảo dược
Hiện nay, nhằm giúp cải thiện tình trạng suy thận và ngăn ngừa những biểu hiện do bệnh gây ra, các chuyên gia y tế tại Việt Nam cũng không ngừng tìm tòi và bào chế ra những vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao. Trong số đó, nổi bật là sản phẩm Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ,...
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả
Sản phẩm chứa các thành phần này giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị suy thận độ 3, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG
>>> Dưới đây là kinh nghiệm đẩy lùi suy thận độ 3 của bà Trần Thị Nương, 57 tuổi (SĐT: 0832.781.969) - ở ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
Từ một người bị suy thận độ 3 và lo sợ đứng trước nguy cơ phải chạy thận nhân tạo, bà Nương đã khỏe mạnh trở lại. Hiện tại, chỉ số suy thận của bà Nương gần như người bình thường nhờ bí kíp vô cùng đơn giản: Giữ tinh thần thật lạc quan và duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương theo từng đợt đều đặn. Nhìn bà bây giờ, không ai nghĩ bà từng đối mặt với nguy cơ phải chạy thận. Xem chi tiết chia sẻ của bà Nương TẠI ĐÂY.
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng suy thận thành công của nhiều người khác TẠI ĐÂY
ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA VỀ SẢN PHẨM ÍCH THẬN VƯƠNG
Chuyên gia Vũ Tuấn Anh khẳng định Ích Thận Vương hiệu quả trong hỗ trợ điều trị cho người đã chạy thận: “Người đang chạy thận nhân tạo dùng Ích Thận Vương hoàn toàn phù hợp với lý thuyết của Đông y vì những vị thuốc trong sản phẩm này phù hợp. Ngày xưa, các vị thuốc này được dùng dưới dạng sắc (thuốc uống), hiện nay người ta bào chế thành dạng viên tiện dùng, hiệu quả tốt”. Xem chi tiết trong video sau:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn những lưu ý khi lựa chọn hỗ trợ điều trị suy thận bằng Đông y TẠI ĐÂY
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về mục tiêu theo dõi cho người bị suy thận độ 3 giúp kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng suy thận độ 3 và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
Kiều Anh