Thận đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp đảm bảo hằng định nội môi cho cơ thể thông qua việc đào thải các chất độc, cân bằng nước và chất điện giải. Khi thận bị suy, các chức năng này bị mất nên bệnh nhân phải được điều trị lọc máu để loại bỏ các độc tố và lượng nước dư thừa trong máu. Tuy nhiên, không ít người gặp phải biến chứng khi suy thận phải lọc máu. Tại sao lại như vậy? Có cách nào kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả không? Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong bài viết này!
Nguyên nhân nào gây suy thận?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận mạn tính là đái tháo đường (loại 1 hoặc loại 2) và cao huyết áp. Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm: Viêm bể thận tái phát (nhiễm trùng thận), bệnh thận đa nang (nhiều u nang trong thận), rối loạn tự miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng động mạch, có thể làm hỏng các mạch máu ở thận, tắc nghẽn đường tiết niệu và trào ngược, do nhiễm trùng thường xuyên, sỏi hoặc bất thường về giải phẫu xảy ra khi sinh, sử dụng quá mức các loại thuốc được chuyển hóa qua thận,… Bên cạnh đó, những thói quen sống thiếu khoa học và khẩu phần ăn nhiều chất độc hại cũng có thể khiến thận suy giảm chức năng:
Dùng thuốc giảm đau lâu dài gây suy giảm chức năng thận
- Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng lớn.
- Uống nước ngọt và nước có ga.
- Tiêu thụ nhiều bánh mì ngọt chứa nhiều chất phụ gia.
- Lạm dụng muối.
- Lười uống nước.
>>> XEM THÊM: Dấu hiệu suy thận ở nam và nữ giống nhau hay khác nhau?
Khi nào suy thận phải chạy thận?
Suy thận đang trở thành vấn đề sức khỏe đang được cả cộng đồng quan tâm. Dựa trên tốc độ lọc cầu thận GFR, suy thận được chia thành 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (GFR 90 trở lên): Cho thấy chức năng thận bình thường nhưng đã có một số tổn thương thận (xuất hiện protein hoặc máu trong nước tiểu,…).
- Giai đoạn 2 (GFR 60 – 89): Chức năng thận giảm nhẹ.
- Giai đoạn 3 (GFR độ 3A là 45 – 59; độ 3B là 30 – 44): Chức năng thận giảm vừa phải.
- Giai đoạn 4 (GFR 15 – 29): Chức năng thận giảm nghiêm trọng.
- Giai đoạn 5 (eGFR <15): Chức năng thận giảm rất nghiêm trọng, gọi là suy thận giai đoạn cuối.
Suy thận đến giai đoạn cuối sẽ phải chạy thận
Nếu chức năng thận giảm xuống giai đoạn 4 hoặc 5 thì nhiều vấn đề sức khỏe khác có thể phát triển, ví dụ như thiếu máu, mất cân đối canxi, phosphate và các hóa chất khác trong máu. Chúng có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như mệt mỏi do thiếu máu, loãng xương hoặc gãy xương do mất cân bằng canxi, phosphate. Khi suy thận đến giai đoạn cuối (giai đoạn 5), tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa nếu không được chạy thận.
>>> XEM THÊM: Suy thận có chữa được không?
Biến chứng thường gặp ở người suy thận phải lọc máu
Chạy thận (lọc máu) là phương pháp giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các biến chứng từ cấp tính, đe dọa tính mạng đến mạn tính xuất hiện sau nhiều năm. Trong đó, những biến chứng thường gặp nhất theo thứ tự tần suất là tụt huyết áp (20 - 30%), chuột rút (5 - 20%), buồn nôn và nôn (5 - 15%), đau ngực (2 - 5%), ngứa (5%) và sốt ớn lạnh (< 1%).
Tụt huyết áp
Tụt huyết áp trong chạy thận thường liên quan đến giảm quá mức hoặc nhanh chóng thể tích máu như: Tăng cân nhiều giữa 2 lần chạy thận, thời gian chạy thận ngắn, trọng lượng khô thấp hơn trọng lượng khô thực tế, tính lượng nước cần rút không chính xác hoặc nhầm. Một số bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng nào cho tới khi huyết áp giảm cực thấp vô cùng nguy hiểm. Vì lý do này, huyết áp phải được theo dõi đều đặn trong suốt quá trình chạy thận. Đo huyết áp mỗi giờ hoặc nửa giờ tùy thuộc vào từng trường hợp.
Biến chứng chạy thận nhân tạo gây tụt huyết áp
Để tránh tụt huyết áp, người bệnh nên:
- Dùng máy chạy thận có bộ phận kiểm soát siêu lọc.
- Tránh tăng cân nhiều giữa 2 lần chạy thận bằng cách giảm tiêu thụ muối hoặc hạn chế chạy thận thời gian ngắn, tăng số lần chạy thận 4 lần/tuần. Tổ chức KDOQI Hoa Kỳ khuyến cáo, thời gian mỗi lần chạy thận không nên giảm dưới 3 giờ (đối với chế độ 3 lần/tuần) ở những bệnh nhân không còn hoặc ít đi tiểu.
- Xác định trọng lượng khô cẩn thận bằng cách đánh giá nhiều lần.
- Tránh ăn hoặc dùng glucose đường uống trong lúc chạy thận.
- Hạn chế thiếu máu nặng. Tốt nhất, hãy bảo đảm nồng độ hemoglobin trước chạy thận khoảng 11g/dL (110g/L).
Chuột rút
Một số yếu tố khiến mạch bị co, gây giảm tưới máu cơ, làm rối loạn thư giãn cơ, dẫn đến chuột rút. Tình trạng này thường gặp ở tháng đầu của chạy thận hơn là giai đoạn về sau. Khi tụt huyết áp và chuột rút xảy ra đồng thời, có thể truyền NaCl 0.9%. Xoa bóp giảm căng cơ do chuột rút có tác dụng tùy trường hợp. Áp dụng bài tập dành cho nhóm cơ bị chuột rút cũng mang lại lợi ích.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn xảy ra ở 10% trường hợp chạy thận thường quy. Cách xử trí như sau: Bước đầu tiên là điều trị tụt huyết áp nếu có. Thuốc chống nôn có thể được dùng nếu cần.
Buồn nôn là biến chứng chạy thận nhân tạo thường gặp
Đau ngực và đau lưng
Đau ngực nhẹ hoặc khó chịu ở ngực (ít nhiều có đau lưng kèm theo) thường không có hướng xử trí hay phòng ngừa đặc hiệu. Đau thắt ngực trong chạy thận phải được chẩn đoán phân biệt với nhiều nguyên nhân đau ngực khác (ví dụ tán huyết, thuyên tắc khí, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim).
Ngứa
Tình trạng này xảy ra chỉ trong chạy thận, đặc biệt nếu có kèm các triệu chứng dị ứng với màng lọc hoặc thành phần của dây chạy thận. Tuy nhiên, thường gặp là ngứa mạn tính, có thể do viêm gan siêu vi (hoặc do thuốc). Điều trị chuẩn bằng antihistamine, trị liệu bằng tia cực tím (đặc biệt tia UVB), châm cứu,… sẽ mang lại lợi ích. Về lâu dài, người bệnh nên dùng chất làm ẩm toàn thân và kem bôi trơn da.
>>> XEM THÊM: Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận chỉ 7.000đ/ngày
Làm chậm quá trình suy thận nhờ sản phẩm thảo dược
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cách tốt nhất giúp kiểm soát, cải thiện và phục hồi chức năng thận hiệu quả. Trong trường hợp suy thận ở giai đoạn nặng, người mắc sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc nghiêm trọng hơn là phải chạy thận, ghép thận để duy trì sự sống. Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bị suy thận giai đoạn cuối nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả
Ích Thận Vương được đề cao về tính an toàn và hiệu quả nhờ các thành phần từ thiên nhiên:
- Dành dành: Có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học cao, giúp hạ huyết áp.
- Đan sâm: Đã được dùng bổ trợ trong điều trị suy thận mạn tính ở Trung Quốc trong tối thiểu 30 năm. Vị thuốc này có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận do tiểu đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.
- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, giúp bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và giữ natri, cải thiện chức năng thận, làm chậm diễn tiến của suy thận.
- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng
- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy, hỗ trợ điều trị sỏi thận.
- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, giúp điều trị viêm thận, sỏi thận.
- Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (các gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy.
Nhờ những thành phần thảo dược rất tốt kể trên, sản phẩm Ích Thận Vương giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận, viêm cầu thận,...
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG
>>> Dù đã 83 tuổi và bị suy thận giai đoạn 4 nhưng ông Lê Bá Long (ở số 327 đường Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP. HCM) vẫn rất mạnh khỏe, hồng hào, ăn ngon, ngủ tốt. Bí quyết của ông là gì?
Xem chi tiết chia sẻ của ông Long trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách áp dụng chữa suy thận bằng Đông y an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY
CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO VỀ TÁC DỤNG CỦA ÍCH THẬN VƯƠNG TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SUY THẬN?
Sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng, cùng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn: “Chỉ số creatinine giảm, suy thận được cải thiện sau khi kết hợp điều trị Tây y và dùng Ích Thận Vương là rất tốt. Ích Thận Vương ra đời đã nhiều năm, được khuyến cáo nên sử dụng từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả khả quan”. Xem chi tiết trong video sau:
>>> XEM THÊM: Tư vấn của chuyên gia về cách phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận giai đoạn đầu TẠI ĐÂY
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng suy thận phải lọc máu và cách kiểm soát bệnh hiệu quả. Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng suy thận phải lọc máu và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017