Suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm đối với người tiểu đường. Phòng ngừa suy thận cho người tiểu đường như thế nào là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Bởi lẽ, nếu không kiểm soát từ sớm thì việc chữa trị sẽ phức tạp, khó khăn và có thể phải sử dụng đến biện pháp chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Vậy tại sao tiểu đường và suy thận lại có mối quan hệ mật thiết đến vậy? Cách ngăn chặn tiểu đường gây suy thận là gì? Hãy cùng tìm hiểu!

Vì sao tiểu đường lại dẫn đến suy thận?

Thống kê cho thấy, cứ 4 người lớn bị tiểu đường thì sẽ có hơn 1 người mắc suy thận. Tiểu đường cũng được cho là nguyên nhân chủ yếu gây suy thận hiện nay. Khi thận bị tổn thương, chúng không thể lọc máu, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp và sản xuất hormone như bình thường. Tổn thương thận lâu dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Suy thận do biến chứng tiểu đường xảy ra chậm, thường là trong nhiều năm. Khi rối loạn chuyển hóa đường, đường huyết trong cơ thể tăng cao và kéo dài, sinh ra các gốc tự do gây hư hại mao mạch nhỏ trong cơ thể, làm giảm dần mức lọc của thận.

tieu-duong-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-suy-than (1).webp

Tiểu đường – nguyên nhân hàng đầu gây suy thận

Bên cạnh đó, đường huyết cao ở người bị tiểu đường có thể làm tăng lượng chất hóa học trong thận. Những chất này có xu hướng làm rò rỉ các cầu thận, làm cho albumin đi vào trong nước tiểu. Thêm vào đó, lượng đường huyết tăng lên có thể làm cho protein trong cầu thận liên kết với nhau. Các protein liên kết chéo với nhau tạo thành những mô sẹo. Nếu tình trạng trở nên xấu hơn, các mô sẹo này sẽ dần thay thế tế bào thận khỏe mạnh. Kết quả là thận sẽ không còn khả năng thực hiện công việc của nó. Biến chứng này ảnh hưởng đến cả 2 thận cùng một lúc, điều này đồng nghĩa với việc nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như ure, creatinine tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh.

>>> XEM THÊM: Thử nghiệm tại nhà đánh giá tổn thương thận mới nhất

Phòng ngừa suy thận cho người tiểu đường như thế nào?

Biến chứng suy thận do tiểu đường diễn tiến qua nhiều giai đoạn. Thời kỳ đầu, triệu chứng không rõ rệt, có thể thấy tình trạng đi tiểu nhiều lần do giảm hormone bài niệu (ADH). Nhưng đến giai đoạn cuối, các biểu hiện sẽ trở nên rõ ràng hơn như: Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, ngứa ngoài da, chán ăn, buồn nôn, phù cổ chân, tiểu ít hoặc vô niệu, huyết áp tăng, thậm chí có cơn tăng huyết áp ác tính, suy tim, chuột rút, hôn mê,... thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, việc chủ động phòng ngừa suy thận do biến chứng tiểu đường là vô cùng cần thiết.

Nếu người tiểu đường đã có biến chứng thận thì cần phải có kế hoạch điều trị tích cực, kiểm soát đường huyết, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học nhằm ngăn ngừa biến chứng nặng thêm. Cụ thể:

Kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn

Kiểm soát đường huyết ổn định (< 7mmol/l lúc đói, < 10mmol/l sau ăn 2 giờ) là mục tiêu tiên quyết để phòng ngừa biến chứng về thận và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, việc kiểm tra chỉ số đường huyết hàng ngày cần được chú trọng, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc nhằm giữ đường huyết ở mức cho phép. Bên cạnh đó, để huyết áp dưới hoặc bằng 120/80mmHg, cần duy trì uống thuốc đúng liều, đủ liều và liên tục, không tự ý dùng thuốc.

Ăn uống khoa học

Nên cắt giảm cơm, bún, miến, khoai, ngô,… khoảng 10% so với nhu cầu năng lượng bình thường, tăng cường chất xơ từ rau xanh trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa có thói quen ăn rau trước khi ăn ngô, khoai, sắn, miến, bún, phở,… nên đường huyết thường xuyên tăng cao. Đây là sai lầm cần được sửa ngay để kiểm soát tốt đường huyết. Bên cạnh đó, nên ăn những thực phẩm có hàm lượng đường và tốc độ làm tăng đường máu thấp như củ từ, khoai sọ, khoai lang, bơ, nho ta, dưa bở, dưa hồng, mận, lê, hoa quả nguyên miếng,…

AnyConv.com__images (6).webp

Chế độ ăn uống giúp phòng ngừa suy thận cho người tiểu đường

Ngược lại, nên hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết và hàm lượng đường cao như nước ép hoa quả, bánh quy, mía, các loại mứt quả khô,… đồng thời giảm muối, những thực phẩm giàu kali, natri, không hút thuốc lá. Cần uống nước đúng cách, uống đủ nước, khoảng 2 - 3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết. Khi bị suy thận, việc bổ sung lượng protein cần được đánh giá bởi các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Luyện tập thể dục đều đặn

Tập thể dục được chứng minh mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dù không trực tiếp tác động lên hệ thống thận tiết niệu nhưng việc tập luyện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, thừa cân, béo phì,... từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh thận. Mỗi người cần thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút/ngày, với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, dưỡng sinh,… để tăng khả năng tiêu thụ đường tại mô và cơ. Ngoài ra, tránh luyện tập với cường độ cao, quá sức.

Dùng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa biến chứng thận do tiểu đường

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, bạn nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, phục hồi và cải thiện chức năng thận. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe - viên nén Ích Thận Vương tiện dùng.

ich-than-vuong.webp

Ích Thận Vương giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Ích Thận Vương với các thành phần dược liệu thiên nhiên quý có tác dụng:

- Giúp cải thiện chức năng thận, bảo vệ, làm chậm tiến trình suy thận.

- Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: Phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu.

- Ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nhân có các nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus, dùng các thuốc độc với thận.

KINH NGHIỆM CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG SUY THẬN

>>> Suy thận độ 2, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, cân nặng giảm sút. Tuy nhiên, nhờ sử dụng Ích Thận Vương mà cuộc sống của ông Trần Bá Cam – SĐT: 0974.540.318 (sinh năm 1954, ở thôn Thanh Nê, xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã trở lại bình thường.

Xem chi tiết chia sẻ của ông Cam TẠI ĐÂY.

>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách kiểm soát tình trạng suy thận tại nhà thành công Ở ĐÂY

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng, cùng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn chi tiết trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia phân tích tác dụng của thảo dược dành dành trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận TẠI ĐÂY

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm thông tin hữu ích về cách phòng ngừa suy thận cho người tiểu đường an toàn, hiệu quả. Đừng quên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách phòng ngừa suy thận và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017