Đau quặn thận có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Cơn đau quặn thận thường được nhiều người mô tả với 2 từ “trời giáng” bởi tính chất đau dữ dội và nghiêm trọng của nó. Trong bài viết dưới đây, benhthan.co sẽ đem đến cho bạn thông tin về mức độ nguy hiểm của tình trạng đau quặn thận và giải pháp giảm đau hiệu quả. Đừng bỏ lỡ!

Đau quặn thận là tình trạng như thế nào?

Cơn đau quặn thận thường rất dữ dội, xuất hiện đột ngột do sỏi di chuyển xuống niệu quản gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu và làm tăng áp lực trong thận. Cơn đau quặn thận thường xuất hiện với các đặc điểm sau:

+ Cơn đau quặn thận điển hình: Có thể đau ở bên trái, bên phải thận hoặc cả 2 bên, thường bắt đầu ở hố thắt lưng, sau đó lan đến hạ sườn, xuống dưới bẹn và vùng sinh dục ngoài. Cơn đau dữ dội, kéo dài từ 20 phút đến hàng giờ và không thể cải thiện ngay cả khi thay đổi tư thế. Người bệnh có thể mắc kèm một số triệu chứng như: Vã mồ hôi, mặt tái nhợt, sốt cao, ớn lạnh, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, bí tiểu, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu,…

+ Cơn đau không điển hình: Cơn đau nhẹ, âm ỉ ở thắt lưng kèm theo biểu hiện tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít hoặc bí tiểu, đau tức nhẹ vùng sinh dục ngoài.

Cơn đau quặn thận do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là sỏi thận di chuyển xuống niệu quản làm tắc và ứ đọng nước tiểu tại đây. Chính điều này gây ra áp lực tại bể thận và dẫn tới cơn đau dữ dội cho người bệnh. Trong nhiều trường hợp, cơn đau bể thận còn có thể là biểu hiện của các bệnh như: Viêm thận, áp xe thận, u thận, viêm bàng quang cấp, u niệu quản, lao thận,…

>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ giới không thể bỏ qua

Cơn đau quặn thận có nguy hiểm không?

Nguồn gốc của cơn đau quặn thận là do sỏi thận, sỏi niệu quản gây tắc nghẽn đột ngột đường dẫn tiểu, khiến thận ứ nước, áp lực trong thận tăng cao. Nếu không sớm xử lý các viên sỏi này, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Giãn đài bể thận: Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn, nước tiểu sẽ ứ trệ tại thận, lâu dần gây giãn đài bể thận.

– Viêm đường tiết niệu: Với những viên sỏi cứng, sắc nhọn, khi chúng di chuyển có thể cọ xát gây xước, rách niêm mạc đường niệu và dẫn đến viêm, nhiễm khuẩn.

– Xơ thận, teo thận: Những viên sỏi bị kẹt trong các khe thận khi di chuyển theo đường niệu có thể tạo thành ổ viêm, gây teo thận, xơ thận.

– Suy thận: Khi thận bị ứ nước lâu ngày có thể phá hủy dần các nhu mô thận, gây giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng thận.

– Vỡ thận: Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng đây là một biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ngay lập tức. Trường hợp này thường gặp ở người có vách thận mỏng và bị ứ nước lâu dài.

– Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ ổ viêm trong đường tiết niệu có thể lan tới thận và di chuyển vào máu, gây nhiễm trùng huyết, dễ dẫn tới tử vong.

>>> Xem thêm: Sỏi thận to bao nhiêu thì phải mổ?

Mách bạn cách xử trí cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Do đó, bước đầu tiên cần làm là giảm đau nhanh chóng và “khai thông” đường tiểu để hạn chế tối đa cơn đau xuất hiện trở lại. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm nhẹ cơn đau quặn thận:

– Chườm ấm để giảm cơn đau: Bạn có thể dùng chai nước ấm chườm hoặc lăn nhẹ lên vùng bị đau, tránh lấy nước quá nóng vì sẽ gây bỏng. Hoặc bạn có thể rang ngải cứu với muối, bọc qua lớp vải mỏng và chườm vào khu vực bị đau.

- Uống nhiều nước: Nước là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện, phòng ngừa và làm dịu bớt những cơn đau do sỏi thận. Người bệnh nên duy trì uống khoảng 8 – 12 ly nước (tương đương 2,5 lít) mỗi ngày, chú ý quan sát màu sắc nước tiểu để đảm bảo uống đủ lượng nước theo yêu cầu. Khi bị đau do sỏi thận, hãy thử uống một ly nước ấm.

– Một số thuốc có thể được chỉ định bao gồm: Thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề đường tiểu, thuốc kháng sinh nếu xuất hiện nhiễm trùng. Để cắt cơn đau, bác sĩ thường chỉ định tiêm/truyền tĩnh mạch thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs.

Sử dụng sản phẩm thảo dược: Mặc dù thuốc tây y mang lại hiệu quả tức thời nhưng về lâu dài, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sỏi và gặp những cơn đau quặn thận, hơn nữa lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do vậy, để đẩy lùi sỏi thận bền vững, các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, có thành phần chính chiết xuất từ dành dành. Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, giúp chữa trị các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, sỏi thận hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của dành dành trong hỗ trợ điều trị sỏi thận, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, râu mèo, hoàng kỳ, linh chi đỏ, mã đề,… tạo nên viên nén Ích Thận Vương, đem đến tác dụng: 

+ Lợi tiểu, từ đó tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cách tự nhiên.

+ Hỗ trợ đào thải cặn lắng, bào mòn sỏi thận.

+ Tăng cường chức năng thận.

+ Hỗ trợ làm giảm nguy cơ tái phát sỏi.

+ Ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận.

>>> Xem thêm: Tại sao sỏi thận lại gây đau lưng? Làm sao để phân biết với các bệnh lý khác?

Kinh nghiệm cải thiện sỏi thận khi dùng Ích Thận Vương

>> Kinh nghiệm cải thiện sỏi thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân, sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM

Bà Vân bị sỏi thận gần 30 năm, 6 năm suy thận, một đêm, bà phải dậy đi tiểu 5 - 6 lần. Qua một lần tình cờ xem tivi, bà thấy có quảng cáo giới thiệu Ích Thận Vương, sản phẩm chứa thành phần chính từ cây dành dành, dùng cho người bị suy thận, sỏi thận, bà mua về dùng. Bà mừng rỡ sau khi dùng Ích Thận Vương, kết quả siêu âm lại cho thấy, một bên thận đã không còn sỏi, bên còn lại chỉ còn viên sỏi to nhất 3 - 4mm. Sức khỏe của bà cũng nhờ đó mà khá lên rất nhiều. Cùng xem bà Vân chia sẻ kinh nghiệm vượt qua sỏi thận của mình trong video dưới đây:

Đánh giá của chuyên gia

Sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng, cùng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn chi tiết trong video sau:

Thắc mắc: Cơn đau quặn thận có nguy hiểm không đã được giải đáp. Để giảm đau hiệu quả cũng như cải thiện và ngăn ngừa sỏi thận tái phát, đừng quên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng Ích Thận Vương mỗi ngày nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về cơn đau quặn thận có nguy hiểm không và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ  (Zalo/ Viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017

Dược sĩ Đào Ngọc

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh