Bị sỏi thận có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay, đối tượng mắc sỏi thận đang có xu hướng trẻ hóa và đặt ra nhiều mối lo ngại cho cả cộng đồng. Vậy sỏi thận nguy hiểm tới mức nào? Làm sao để cải thiện chức năng thận và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này!
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là bệnh gì?
Sỏi thận là những tinh thể rắn, tạo nên từ khoáng chất và muối có trong nước tiểu, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Những viên sỏi lớn có thể lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu. Nếu sỏi thận nhỏ, nó có thể được đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu và người bệnh không cần lo lắng. Nhưng trong trường hợp viên sỏi lớn, sẽ di chuyển cọ xát vào đường niệu và gây ra những cơn đau lưng hay tiểu ra máu.
Bạn có thể nhận biết sỏi thận thông qua những triệu chứng sau đây:
+ Đau lưng và mạn sườn: Mức độ đau còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Nếu ở giai đoạn đầu, cảm giác đau nhẹ hơn, khi bệnh càng nặng thì sẽ đau nhiều. Nam giới bị sỏi thận có thể bị đau ở tinh hoàn và bìu.
+ Nước tiểu có mùi hôi: Sỏi thận thường là do các chất hòa tan trong nước tiểu đọng lại ở thận. Khi đó, trong nước tiểu có chứa nhiều chất độc hại và gây ra mùi hôi.
+ Tiểu nhiều, tiểu buốt: Khi bị sỏi thận sẽ có dấu hiệu đi tiểu nhiều. Không những vậy, khi sỏi hình thành còn gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
Tiểu nhiều, tiểu buốt là một trong những biểu hiện của sỏi thận
+ Buồn nôn và nôn: Trong một số trường hợp sẽ có biểu hiện buồn nôn và nôn, do các cơn đau sỏi thận gây ra dẫn đến tình trạng này.
+ Sưng: Khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ có cảm giác vùng bụng chứa thận, các khu vực xung quanh và háng bị sưng.
>>> Xem thêm: Phao cứu sinh cho người suy thận độ 3 tránh nguy cơ phải chạy thận
Vì sao lại bị sỏi thận?
Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận bạn không ngờ tới. Bao gồm:
+ Thiếu canxi: Một số người nghĩ rằng, sỏi thận là do bão hòa lượng canxi đào thải ở thận nên không bổ sung vào cơ thể, tuy nhiên, đây là một quan niệm không chính xác. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những người không bổ sung đủ canxi sẽ dễ mắc bệnh sỏi thận hơn.
+ Thói quen ăn mặn: Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sỏi thận. Khi bạn dung nạp một lượng lớn muối vào cơ thể trong thời gian dài, sẽ khiến thận phải bài tiết nhiều canxi.
Thói quen ăn mặn chính là nguyên nhân gây sỏi thận
+ Không ăn trái cây: Trong trái cây, đặc biệt là các loại quả có múi như cam, quýt chứa citrate - một hợp chất giúp giảm sự hình thành của sỏi thận.
+ Ăn nhiều thịt: Việc ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt gia cầm sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường từ 30 - 50%.
+ Uống ít nước, uống nhiều soda: Những người uống nhiều soda trong ngày, đặc biệt là loại có đường sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 23%.
+ Những người bị bệnh liên quan tới đường ruột: Những căn bệnh này làm tăng nguy cơ mất nước, giảm hấp thu citrat tại ruột. Lượng nước tiểu ít, citrat niệu thấp khiến sỏi dễ dàng hình thành.
+ Uống quá nhiều trà đá: Bởi trong trà đá có hàm lượng oxalate cao nên khi nạp vào cơ thể nhiều trong thời gian dài sẽ hình thành sỏi.
>>> Xem thêm: Đau lưng có phải là dấu hiệu mắc suy thận
Bị sỏi thận có nguy hiểm không?
Bị sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận là bệnh thường gặp nhất ở đường tiết niệu, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
+ Sỏi tiết niệu (bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang) thường xuất hiện ở nơi dòng nước chảy qua yếu như: Cổ bàng quang, niệu quản chậu, lỗ sáo, thận… Khi sỏi thận di chuyển, nhất là sỏi có gai nhọn sẽ gây ra những cơn đau quặn thận, đau thúc từ thắt lưng lan ra bụng, đái buốt, đái ra máu.
Sỏi thận thường gây ra những cơn đau quặn thắt
+ Sỏi nằm ở nhóm đài thận sẽ làm tắc, gây giãn thận, ứ nước và lâu dần khi không được chữa trị kịp thời, đài thận không co lại về như bình thường. Nguy hiểm hơn là khi nó làm giảm chức năng và gây suy thận.
+ Với trường hợp sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc niệu quản, niệu đạo, gây tổn thương, phù nề, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Khi bị nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn tới suy thận, thận mủ.
+ Sỏi thận không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng tắc đường tiểu, viêm nhiễm, xơ hóa đường tiểu, đài thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chức năng co bóp, hoại tử đường tiểu, thậm chí có người còn bị vỡ thận và bàng quang rất nguy hiểm.
Như vậy, với những thông tin về các biến chứng của bệnh sỏi thận, chắc chắn các bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bệnh sỏi thận có nguy hiểm không. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả?
>>> Xem thêm: Giật mình với 3 biến chứng sau mổ sỏi thận
Cách phòng ngừa và điều trị sỏi thận
Mỗi người hãy học cách phòng ngừa sỏi thận hình thành bằng những thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một số bí quyết phòng tránh hình thành sỏi thận hiệu quả.
+ Uống đủ nước: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước/ngày sẽ giúp các cơ quan gan, thận được lọc, đào thải độc tốt hơn.
Giữ thói quen uống đủ nước mỗi ngày giúp bạn ngăn ngừa được sỏi thận
+ Giảm lượng muối: Muối chứa nhiều natri, sẽ khiến lượng canxi tăng trong cơ thể - một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi thận canxi oxalat.
+ Giảm ăn thịt: Theo nghiên cứu của bệnh viện Mayo (Mỹ), những người ăn nhiều thịt dễ có nguy cơ bị sỏi thận. Bạn nên hạn chế hấp thụ lượng protein từ các loại thịt và nội tạng động vật.
+ Giảm lượng caffein: Các loại đồ uống có chất gây kích thích như: Cà phê, thuốc lá,…. là những thực phẩm khiến bạn có khả năng bị sỏi thận cao. Bởi các chất này vào cơ thể làm cho lượng nước bị đốt cháy nhanh chóng và hình thành sỏi thận nếu không được bù nước kịp thời.
+ Uống nước chanh: Uống ít nhất 1 ly nước chanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. Bởi axit citric có trong chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác dính vào nhau gây sỏi thận.
+ Ăn trái cây và rau xanh: Hãy bổ sung các loại rau và trái cây giàu magie, chất xơ, kali,… để ngăn ngừa sỏi thận.
+ Tập thể dục hàng ngày: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Do vậy, hãy tập luyện thể dục thường xuyên để giảm cân cũng như duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh hơn.
Để có thêm thông tin về cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, mời bạn theo dõi nội dung video dưới đây với sự tư vấn của chuyên gia Trần Quang Đạt.
>>> Xem thêm: Thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn tính nguy hiểm như thế nào?
Hỗ trợ điều trị sỏi thận, suy thận bằng sản phẩm thảo dược
Những người bị sỏi thận nên thực hiện biện pháp sống khỏe bằng cách ăn uống cân bằng và có hoạt động thể chất lành mạnh, không những giúp phòng ngừa mà còn hỗ trợ cải thiện sỏi thận. Ngoài ra, sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để bảo vệ thận, ngăn ngừa biến chứng sỏi thận gây suy thận đang là xu thế không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Một sản phẩm ra đời chuyên dành cho thận, đó là Ích Thận Vương. Với thành phần chính từ cây dành dành, cùng nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… đây là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng suy thận.
Sử dụng Ích Thận Vương mỗi ngày để bệnh sỏi thận được cải thiện
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng sỏi thận, suy thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.
Cảm nhận của khách hàng
Kinh nghiệm trị sỏi thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân, sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM.
Bà Vân bị sỏi thận gần 30 năm, 6 năm suy thận, một đêm, bà phải dậy đi tiểu 5 - 6 lần. Qua một lần tình cờ xem tivi, bà thấy có quảng cáo giới thiệu Ích Thận Vương, sản phẩm có chứa dành dành, dùng cho người bị suy thận, sỏi thận, bà mua về sử dụng. Bà mừng rỡ sau khi dùng Ích Thận Vương, kết quả siêu âm lại cho thấy, một bên thận đã không còn sỏi, bên còn lại chỉ còn viên sỏi to nhất 3 - 4mm. Sức khỏe của bà cũng nhờ đó mà khá lên rất nhiều. Cùng xem bà Vân chia sẻ kinh nghiệm vượt qua sỏi thận của mình:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Thái (Bình Định) – SĐT: 0796.745.054 về cách cải thiện triệu chứng suy thận độ 3 TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia
Mời bạn lắng nghe tư vấn của chuyên gia Nguyễn Đình Bắc về vấn đề: Bị sỏi thận và sỏi bàng quang, cần điều trị như thế nào trong video dưới đây.
>>> Xem Thêm: Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải giải đáp thắc mắc: Sau khi mổ sỏi thận có thể dùng Ích Thận Vương để phòng ngừa được không, để xem chi tiết mời bạn bấm vào TẠI ĐÂY.
Qua bài viết này,chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về bệnh sỏi thận cũng như thắc mắc: Bị sỏi thận có nguy hiểm không. Bạn cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về điều trị bệnh sỏi thận, suy thận và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017