Thận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Các bệnh về thận thường do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó, biến chứng tiểu đường dẫn đến suy thận là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 9 ở các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nếu biết cách, người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình tiểu đường biến chứng suy thận đáng sợ này. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Những nguyên nhân nào gây suy thận?
Suy thận là tình trạng thận suy yếu, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Suy thận xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp; suy thận diễn tiến từ từ gọi là suy thận mạn. Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, có thể kể đến như:
- Tiểu đường (đái tháo đường): Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Bên cạnh việc tác động đến thận, bệnh tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh,…
- Huyết áp cao: Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây đạm niệu và dẫn đến suy thận.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Các loại thuốc có thể gây độc cho thận gồm thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc,…
- Một số bệnh lý: Sỏi thận, viêm thận bể thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao,… nếu không điều trị tốt sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn.
- Chế độ ăn uống nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả; ít vận động; stress; thuốc lá; thực phẩm, nước, môi trường,… cũng là những tác nhân gây suy thận không thể bỏ qua.
Tiểu đường là nguyên nhân chính gây suy thận
>>> XEM THÊM: Triệu chứng bệnh thận yếu ở người có mỡ bụng nhiều
Vì sao tiểu đường dẫn đến suy thận?
Tiểu đường dẫn đến suy thận là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm gần 44% các trường hợp suy thận tại Mỹ. Giáo sư Anthony Komaroff, công tác tại Trường Y Harvard cho biết: Thận biết phân biệt độc tố để đào thải ra ngoài qua nước tiểu và giữ lại các thành phần quan trọng như protein cũng như nhiều chất hữu ích khác. Bình thường, máu chảy vào thận thông qua động mạch thận, trong đó có vô vàn các mạch máu nhỏ. Khi đường huyết tăng cao kéo dài khiến các mao mạch ở thận bị tổn thương, lớp lót trong cùng của mạch máu trở nên dày hơn và dần biến dạng, làm cản trở khả năng lọc máu. Ngoài ra, khi đường huyết tăng cao, cơ thể luôn “nhờ” thận lọc bớt đường qua nước tiểu khiến thận làm việc ngày đêm, lâu dần trở nên suy yếu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng lắng nghe TS. Vũ Thị Khánh Vân tư vấn trong video dưới đây:
Đường huyết cao có thể làm tăng lượng chất hóa học trong thận - những chất có xu hướng phá hủy cầu thận, làm cho albumin bị rò rỉ vào trong nước tiểu. Thêm vào đó, tăng lượng đường huyết có thể làm cho protein trong cầu thận liên kết chéo với nhau tạo thành các mô sẹo. Nếu tình trạng trở nên xấu hơn, các mô sẹo này sẽ dần thay thế cho những tế bào thận khỏe mạnh. Kết quả là thận sẽ trở nên yếu hơn và dần không còn khả năng thực hiện chức năng lọc máu. Những người bị suy thận giai đoạn cuối sẽ cần phải lọc máu để duy trì sự sống. Trong một số trường hợp, họ có thể được ghép thận, nhưng chi phí thực hiện khá tốn kém và hầu hết phải chờ một thời gian dài để được hiến thận phù hợp.
>>> XEM THÊM: Ong đốt có thể là nguyên nhân gây suy thận cấp
Phòng ngừa biến chứng suy thận do tiểu đường
Biến chứng suy thận do tiểu đường thường diễn tiến âm thầm qua nhiều năm tháng. Do đó, việc chủ động phòng ngừa là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân đái tháo đường. Nếu đã có biến chứng thận thì cần phải có kế hoạch điều trị tích cực.
Ăn uống khoa học
Người bệnh tiểu đường nên cắt giảm cơm, bún, miến, khoai, ngô,… khoảng 10% so với nhu cầu năng lượng bình thường, tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Cần hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như: Nước ép hoa quả, bánh quy, mía, các loại mứt quả khô,… Hãy giảm muối, hạn chế những thực phẩm giàu kali, không hút thuốc lá. Khi bị suy thận, việc bổ sung lượng protein như thế nào cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Luyện tập thể dục đều đặn
Thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, dưỡng sinh,… sẽ giúp tăng khả năng tiêu thụ đường tại mô và cơ. Ngoài ra, cần duy trì tập theo nguyên tắc đều đặn và tránh luyện tập với cường độ cao, luyện tập quá sức.
Giữ ổn định huyết áp, đường huyết
Kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, ổn định là mục tiêu tiên quyết để phòng ngừa biến chứng về thận và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Huyết áp cũng nên ≤ 120/80mmHg, cần duy trì uống thuốc đủ liều và liên tục.
Dùng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược
Đặc biệt, để ngăn chặn biến chứng tiểu đường gây suy thận, bên cạnh việc dùng thuốc, bạn nên tìm cách tăng cường chức năng thận. Một giải pháp an toàn hiện đang được nhiều chuyên gia khuyến khích lựa chọn là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương với thành phần chính từ cây dành dành, cùng nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,…
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng sỏi thận, suy thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.
KINH NGHIỆM CẢI THIỆN CHỨC NĂNG THẬN
Tiêu biểu là trường hợp của bà Nguyễn Thị Bật (70 tuổi - SĐT: 0838874456, trú tại thôn Lâm Cao, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị): “Từ ngày dùng Ích Thận Vương, tình trạng mệt mỏi của tôi đỡ nhiều. Bây giờ tiểu không bị bọt, không có mùi hôi và số lần đi tiểu đêm cũng giảm. Nhờ đó mà tôi ngủ ngon hơn, sáng dậy không bị mệt. Ngứa ngáy giờ đỡ hẳn. Tôi uống Ích Thận Vương thấy giảm bệnh nên tôi cứ theo đuổi, không tháng nào bỏ hết. Tôi mong ngày càng có nhiều người biết đến công dụng của Ích Thận Vương để không phải chạy thận”.
Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của bà Bật trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách cải thiện và phục hồi chức năng thận thành công TẠI ĐÂY
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân và cách phòng ngừa tiểu đường dẫn đến suy thận. Hãy ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách phòng ngừa tiểu đường dẫn đến suy thận và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017