Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh suy thận ở người già khá cao. Điều này chủ yếu do sự gia tăng các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm và điều trị kịp thời tình trạng suy thận ở người cao tuổi?

Suy thận ở người già là gì?

Suy thận ở người già là tình trạng suy giảm chức năng thận. Điều này là do quá trình lão hóa, chức năng của thận trở nên kém hiệu quả hơn trong việc lọc máu, dẫn đến những tổn thương tế bào thận và xơ hóa thận. 

Những thay đổi này làm giảm khả năng chịu đựng gánh nặng và phục hồi của thận. Do đó, nguy cơ mắc bệnh suy thận cấp ở người trên 60 tuổi thường cao hơn so với những độ tuổi khác và tăng nguy cơ tiến triển sang suy thận mạn.

suy-than-o-nguoi-gia-la-tinh-trang-suy-giam-suc-nang-than-thuong-do-qua-trinh-lao-hoa.jpg

Suy thận ở người già là tình trạng suy giảm sức năng thận thường do quá trình lão hóa

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận ở người già

Các nguyên nhân dẫn đến suy thận ở người già có thể chia thành 3 nhóm sau:

  • Do mắc các bệnh ký kèm theo và dùng thuốc làm chậm lưu lượng máu đến thận. Các nguyên nhân này bao gồm: Tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, thuốc chống viêm không steroid, ức chế bơm proton và kháng sinh. 
  • Do những tổn thương trực tiếp đến thận như: Bệnh cầu thận và ống kẽ thận, viêm thận lupus và viêm thận.
  • Do sự tắc nghẽn đường tiết niệu khiến các chất thải từ thận không thể thoát ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Sự tắc nghẽn có thể do u xơ tiền liệt tuyến, sỏi thận, cục máu đông và một số loại ung thư.

Ngoài ra, suy thận ở người già cũng có thể do một số yếu tố nguy cơ như: Thói quen ăn uống không khoa học, ăn uống kém, béo phì, gia đình có tiền sử mắc bệnh suy thận và nghiện thuốc lá.

Triệu chứng nhận biết suy thận ở người già

Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu của suy thận không được biểu hiện rõ rệt khiến người bệnh khó nhận biết. Chỉ có thể phát hiện bệnh khi thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe khác.

Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng (từ giai đoạn 3 trở đi), các triệu chứng thường gặp là:

  • Protein niệu.
  • Nước tiểu màu đỏ hồng do có sự xuất hiện của máu.
  • Tăng creatinin huyết thanh trong máu.
  • Thay đổi lượng nước tiểu, đi tiểu thường xuyên vào ban đêm.
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát bằng thuốc.
  • Xuất hiện bọng quanh mắt hoặc sưng phù chân tay.
  • Đau hai bên lưng hông.
  • Buồn nôn, ăn không ngon, hôi miệng hoặc có vị kim loại trong miệng.
  • Ngứa da, da sạm đen.
  • Đột ngột tê hoặc yếu ở chân, tay.

Ở người cao tuổi, các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý mắc kèm. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng nên thăm khám sớm để chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác nhất.

nguoi-gia-bi-suy-than-thuong-gap-trieu-chung-phu-o-chan.jpg

Người già bị suy thận thường gặp triệu chứng phù ở chân

Suy thận ở người già nghiêm trọng như thế nào?

Suy thận ở người già là bệnh lý nghiêm trọng, kể cả ở giai đoạn nhẹ. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng:

  • Thiếu máu: Ở giai đoạn đầu, người già cũng có thể gặp biến chứng này. Tình trạng càng trầm trọng hơn ở giai đoạn 3, 4 và 5. Nguyên nhân thiếu máu là do tế bào thận bị tổn thương, khiến thận giảm sản xuất erythropoietin - hormon kích thích tủy xương tạo hồng cầu.
  • Yếu xương: Để duy trì sự chắc khỏe của xương, cơ thể cần cung cấp đầy đủ các chất như canxi, vitamin D và photpho. Tuy nhiên, khi thận suy giảm chức năng, nồng độ photpho trong máu tăng cao khiến lượng canxi trong xương giảm để đưa vào máu. Điều này khiến xương bị yếu và gãy.
  • Bệnh tim: Khi thận bị suy, hệ thống hormon điều hòa huyết áp buộc phải làm việc nhiều hơn để tăng cường lưu lượng máu đến các cơ quan, kể cả thận. Điều này dẫn đến tim phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần gây suy tim và các bệnh tim mạch khác.
  • Tăng tích tụ nước trong cơ thể: Suy thận khiến cơ thể không đào thải được chất lỏng dư thừa, gây tích tụ tại các cơ quan (sưng phù bàn chân, tràn dịch màng phổi,...).
  • Tăng kali huyết: Cùng với chất lỏng dư thừa, lượng kali trong cơ thể không được đào thải ra ngoài sẽ tồn đọng trong máu. Nếu nồng độ kali tăng quá cao có thể dẫn đến đau tim, thậm chí là tử vong. Để nhận biết biến chứng này, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu như khó thở, nhịp tim bất thường, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức cơ,...

suy-than-o-nguoi-gia-neu-khong-duoc-phat-hien-va-dieu-tri-som-de-dan-den-tinh-trang-thieu-mau-met-moi.jpg

Suy thận ở người già nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu, mệt mỏi

>>> XEM THÊM: Chẩn đoán suy thận mạn thông qua phương pháp nào?

Phương pháp cải thiện chức năng thận ở người cao tuổi

Hiện nay, các phương pháp điều trị suy thận ở người già chủ yếu giúp làm chậm tiến triển của bệnh, kiểm soát nguyên nhân, ngăn ngừa biến chứng suy thận và điều trị thay thế thận khi chuyển sang giai đoạn nặng.

Sử dụng thuốc điều trị suy thận

Người già bị suy thận có thể được chỉ định sử dụng một số thuốc như sau:

Thuốc kiểm soát huyết áp

Việc kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng giúp làm chậm tiến triển của bệnh suy thận ở người già. Hai nhóm thuốc hạ huyết áp được ưu tiên sử dụng là thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II. Các thuốc này không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn có lợi đối với tình trạng protein niệu.

Hội Thận học Quốc Tế KDIGO năm 2013 khuyến cáo:

  • Huyết áp ≤ 140/90 mmHg nếu albumin niệu < 30 mg/ngày.
  • Huyết áp ≤ 130/80 mmHg nếu albumin niệu > 30 mg/ngày.
  • Nên sử dụng thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II khi mắc kèm tiểu đường nếu albumin niệu > 30 mg/ngày và người không mắc kèm tiểu đường nếu albumin niệu > 300 mg/ngày.

Thuốc chống thiếu máu

Người bệnh thường được chỉ định sử dụng erythropoietin giúp tăng cường quá trình sản xuất hồng cầu, từ đó thuyên giảm các triệu chứng thiếu máu. 

Thuốc này được sử dụng dưới dạng tiêm nên người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: Đau xung quanh khu vực tiêm, sốt, chóng mặt và buồn nôn.

Thuốc giảm mức cholesterol

Bác sĩ có thể kể đơn nhóm thuốc statin để giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm các biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu sử dụng thuốc statin, một số người xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nhức đầu, táo bón hoặc tiêu chảy, đau cơ, buồn nôn và nôn.

Thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng xương khớp

Các khuyến nghị về điều trị bệnh về xương ở người bị suy thận mạn là sử dụng thuốc phosphat-binder giúp giảm hàm lượng photpho trong máu; vitamin D hoặc canxi để ngăn ngừa sự thiếu hụt trong xương.

nguoi-gia-bi-suy-than-can-tuan-thu-theo-huong-dan-su-dung-thuoc-cua-bac-si-de-tranh-dan-den-cac-tac-dung-phu.jpg

Người già bị suy thận cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để tránh dẫn đến các tác dụng phụ 

Thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện

Người bị suy thận nên xây dựng một chế độ ăn khoa học để cải thiện bệnh tốt nhất. Cụ thể:

  • Không ăn quá nhiều muối. Người bệnh chỉ nên chỉ sử dụng khoảng 2000 mg muối/ngày.
  • Tiêu thụ lượng protein phù hợp bởi ăn quá nhiều protein khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Người bệnh nên chọn các thực phẩm như thịt gà bỏ da, lòng trắng trứng,...
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, các loại hạt khô,...); photpho (sữa, cua, lòng đỏ trứng, rau quả khô,...).
  • Bổ sung các loại vitamin, sắt, axit folic.

Điều trị thay thế thận

Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả ở người cao tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp sau:

  • Chạy thận nhân tạo: Phương pháp này sử dụng máy giúp thận thực hiện chức năng lọc chất thải, muối và chất lỏng từ máu. Người bệnh cần chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần, 4 giờ/lần.
  • Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc): Biện pháp này sử dụng một ống thông để lấp đầy màng bụng bằng dịch thẩm tách trong khoảng 4 - 6 giờ. Sau đó, dịch này sẽ được đưa ra ngoài và nạp lại dịch thẩm tách mới. Sau khi quá trình này kết thúc, chất thải và chất lỏng dư thừa được đưa ra khỏi cơ thể.
  • Ghép thận: Phương pháp này được thực hiện khi bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối bằng cách ghép một quả thận khỏe cho người bị suy thận. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải sử dụng thuốc chống thải ghép để ngăn ngừa sự đào thải cơ quan được cấy ghép vào.

ghep-than-thuong-duoc-thuc-hien-khi-nguoi-benh-khong-dap-ung-voi-phuong-phap-loc-mau-nhan-tao.jpg

Ghép thận thường được thực hiện khi người bệnh không đáp ứng với phương pháp lọc máu nhân tạo

Ích Thận Vương - Giải pháp thảo dược giúp cải thiện bệnh suy thận ở người già

Để cải thiện bệnh suy thận ở người cao tuổi, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược. Nổi trội trong dòng sản phẩm thảo dược trị suy thận đó là Ích Thận Vương chứa thành phần chính dành dành.

Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học và bệnh viện của Trung Quốc vào năm 2017 chứng minh, các hoạt chất trong quả cũng như thân cây dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa thận, giảm tổn thương thận.

thao-duoc-danh-danh-co-tac-dung-tot-doi-voi-than.jpg

Thảo dược dành dành có tác dụng tốt đối với thận

Sản phẩm Ích Thận Vương còn là sự kết hợp với các thảo dược và hoạt chất quý khác như đan sâm, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ,...

  • Đối với suy thận giai đoạn 1, 2: Ích Thận Vương giúp tăng cường chức năng thận, giảm độ suy thận.
  • Đối với suy thận giai đoạn 3: Ích Thận Vương giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng của suy thận, làm chậm quá trình tiến triển bệnh; Ngăn nguy cơ suy thận phải chạy thận. 
  • Đối với suy thận giai đoạn 4, 5: Ích Thận Vương giúp bảo vệ thận, giảm tần suất phải lọc máu.

Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, tỷ lệ người dùng Ích Thận Vương cải thiện triệu chứng tiểu nhiều lần trong đêm, đau ngang thắt lưng, tê bì chân tay, phù, mất ngủ, suy giảm sinh lý lên đến 92,9%.

co-den-92-9-nguoi-dung-ich-than-vuong-hai-long-ve-hieu-qua-cua-san-pham.jpg

Có đến 92,9% người dùng Ích Thận Vương hài lòng về hiệu quả của sản phẩm

nut-dat-mua.gif

Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do suy thận, bệnh về thận

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là giải pháp thảo dược giúp hàng nghìn người cải thiện được tình trạng suy thận, bệnh thận. 

- Trường hợp của bà Nguyễn Thị Vĩnh, ở thôn Phú Xuyên 2, Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội. Bà Vĩnh bị suy thận độ 3 do biến chứng tiểu đường và tăng huyết áp lâu ngày. Nhưng nhờ biết đến giải pháp thảo dược trị suy thận Ích Thận Vương, tình trạng suy thận độ 3 của bà Vĩnh đã về độ 1. Mời bạn xem chi tiết trong video dưới đây:

- Trường hợp của ông Phạm Văn Hùng, ở số 30/39/5 đường 100 Bình Thới, Phường 14, Quận 11, TP.HCM. Ông Hùng nhận chẩn đoán bị sạn thận, lâu dần dẫn đến chức năng thận yếu khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. May mắn thay, nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược trị suy thận Ích Thận Vương, ông Hùng đã cải thiện bệnh sạn thận, thận yếu. Mời bạn xem chi tiết trong video dưới đây:

Để khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm, Ích Thận Vương cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

nut-dat-mua.gif

Trên đây là những thông tin về tình trạng suy thận ở người già. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình xuất hiện triệu chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra chính xác nhất. Nếu còn bất kỳ câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp về bệnh thận và suy thận, hãy để lại thông tin liên hệ dưới bài viết này hoặc liên hệ theo hotline 0917.214.851 - 0975.284.017 để được tư vấn nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4291282/ 

https://www.kidney.org/news/monthly/wkd_aging