Trong điều trị suy thận mạn, trên thế giới hiện nay đang áp dụng phổ biến 3 phương pháp: Ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng. Tùy theo từng giai đoạn cũng như tình trạng sức khỏe người bệnh để có những phương pháp điều trị khác nhau. Vậy phương pháp điều trị suy thận mạn nào tối ưu nhất hiện nay? Mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua thời gian dài. Hậu quả là gây giảm sút mức lọc cầu thận. Điều này khiến các chất thải tồn đọng, gây hại cho người bệnh. Bệnh tiến triển chậm và hầu như không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm.

Suy thận mạn phát triển theo thời gian và thường chia thành 5 giai đoạn như sau:

+ Suy thận mạn giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, thận đã bị tổn thương, tuy nhiên, không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nhận biết nào cho thấy điều đó. Khi đó, mức lọc cầu thận ở mức bình thường.

+ Suy thận mạn giai đoạn 2: Tương tự như giai đoạn 1, bệnh thường không gây ra triệu chứng, nếu có thường rất ít. Khi đó, thận bị tổn thương và mức lọc cầu thận giảm nhẹ. 

+ Suy thận mạn giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận suy giảm ở mức trung bình, khi đó chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể và gây nên các biến chứng như: Sưng ở bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, bệnh nhân có dấu hiệu đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường.

+ Suy thận mạn giai đoạn 4: Ở giai đoạn này đã giảm mức lọc cầu thận nặng, chức năng của thận cũng suy giảm nghiêm trọng. Khi đó, bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu lọc máu để duy trì sự sống.

+ Suy thận mạn giai đoạn 5: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, chức năng của thận mất gần hết. Người bệnh cần lọc máu định kỳ hoặc cấy ghép thận để duy trì sự sống.

Để hiểu rõ hơn về bệnh suy thận mạn là gì, mời bạn theo dõi nội dung video dưới đây với sự tư vấn của chuyên gia Nguyễn Đình Bách:

>>> Xem thêm: U nang thận có nguy hiểm không? Cập nhật phương pháp điều trị mới bằng ống thông JJ

Nguyên nhân gây suy thận mạn là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây suy thận mạn, bao gồm: 

+ Các bệnh lý ở cầu thận: Chiếm đến 40% nguyên nhân gây suy thận mạn như: Viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm thận kẽ,…

+ Bệnh tiểu đường, tăng huyết áp cao là 2 yếu tố làm tổn thương và gây ra tình trạng suy thận mạn.

+ Bệnh thận đa nang.

+ Tắc nghẽn đường tiết niệu do các tình trạng như: Sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,…

+ Nhiễm trùng thận tái phát.

+ Viêm bể thận.

+ Rối loạn tự miễn dịch lupus ban đỏ hệ thống.

+ Một số loại thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lý cũng có thể làm tổn thương thận và dẫn đến suy thận mạn.

bien-chung-huyet-ap-cao-cua-suy-than-man-_1_.webp

Biến chứng của huyết áp cao có thể gây suy thận mạn

>>> Xem thêm: Tiểu đêm do chức năng thận suy giảm - Khắc phục như thế nào?

Nguyên tắc và phương pháp điều trị suy thận hiện nay

Tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như giai đoạn bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu và thích hợp nhất. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào điều trị cũng phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:

+ Điều trị nguyên nhân kết hợp triệu chứng.

+ Kiểm soát, điều trị huyết áp.

+ Kiểm soát được lượng cholesterol trong quá trình điều trị để hạn chế những nguy cơ biến chứng tim mạch sau suy thận.

+ Điều trị và hạn chế biến chứng sau suy thận mạn như: Ứ dịch, tăng kali máu, giảm protein…

Dưới đây là các phương pháp điều trị suy thận mạn hiện nay:

Điều trị suy thận mạn tính theo biến chứng

Biến chứng của bệnh suy thận mạn có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc sau:

+ Thuốc chữa cao huyết áp: Các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh dùng thuốc kiểm soát triệu chứng huyết áp cao, đồng thời giúp ngăn ngừa suy thận mạn tính chuyển nặng. Loại thuốc thường dùng là ức chế thụ thể angiotensin II. 

+ Thuốc làm giảm sưng: Suy thận mạn thường giữ lại chất lỏng trong cơ thể và gây sưng phù ở tay, chân. Chính vì vậy, để tình trạng này được cải thiện, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc lợi tiểu cho người bệnh sử dụng.

+ Thuốc điều trị thiếu máu: Bổ sung hormone erythropoietin sẽ giúp hỗ trợ sản xuất nhiều tế bào hồng cầu cho cơ thể. Từ đó giảm thiểu tình trạng mệt mỏi hay suy nhược do suy thận mạn gây ra.

su-dung-thuoc-dieu-tri-thieu-mau-la-mot-trong-nhung-cach-chua-suy-than-man-_1_.webp

Sử dụng thuốc điều trị thiếu máu là một trong những biện pháp chữa suy thận mạn 

+ Thuốc làm giảm mức cholesterol trong cơ thể: Dùng thuốc statin để giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và cải thiện các vấn đề liên quan đến tim mạch.

+ Thuốc bảo vệ xương: Bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể giúp ngăn ngừa vấn đề về xương. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kết dính photphat để giảm lượng trong máu và bảo vệ mạch máu khỏi tác hại của sự lắng đọng canxi.

Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, lúc này chức năng thận mất gần hết, không thể xử lý chất thải hoặc chất lỏng. Vậy nên, người bệnh cần lọc máu và ghép thận, cụ thể:

+ Lọc máu: Phương pháp này giúp loại bỏ các chất thải dư thừa ra ngoài bằng biện pháp lọc màng bụng hoặc chạy thận nhân tạo. Đối với lọc màng bụng, một ống thông sẽ được đưa vào và lấp đầy khoang bụng bằng dung dịch lọc máu, giúp hấp thu chất thải dư thừa. Còn đối với phương pháp chạy thận nhân tạo, máy lọc sẽ lấy máu từ cơ thể người bệnh, đưa ra ngoài lọc để loại bỏ chất thải dư thừa. Sau khi máu được lọc sạch, một đầu khác của máy sẽ đưa chuyền lại cơ thể.

+ Cấy ghép thận: Đây là biện pháp phẫu thuật để loại bỏ thận hỏng của người bệnh và thay vào đó một quả thận mới từ người hiến tặng. Người tặng thận có thể vẫn còn sống hoặc đã chết. Sau khi cấy ghép thận, người bệnh cần dùng thuốc trong suốt quãng đời còn lại để giữ cơ thể không từ chối cơ quan mới.

>>> Xem thêm: Người bị suy thận nên ăn gì và kiêng ăn gì để sớm kiểm soát được bệnh

Sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương – Giải pháp mới cho người suy thận mạn

Khoa học đã công nhận tác dụng của Tây y có thể nhanh chóng kiểm soát triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ làm giảm các cơn đau tức thời, kèm theo đó là một số tác dụng phụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong khi đó, Đông y chú trọng vào điều trị từ căn nguyên. Không riêng gì suy thận, bệnh nào cũng có thể điều trị bằng cách kết hợp Đông - Tây y. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc thì hiện nay, việc kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương đang là lựa chọn được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng sử dụng. 

ich-than-vuong-ho-tro-dieu-tri-và-phong-ngua-suy-than-man-hieu-qua.webp

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy thận mạn hiệu quả

AnyConv.com__dat-mua-ngay.webp

Theo nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng rất tốt trên các bệnh lý về thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Crocin có nhiều tác dụng dược lý như: Cải thiện trí nhớ, chống co giật, chống trầm cảm, chống oxy hóa, kháng u, làm tǎng sự tiết mật. 

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng sỏi thận, suy thận, vi tuần hoàn thận, tăng mức đào thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận mạn.

Cảm nhận của khách hàng

Suy thận độ 1, chán ăn, đi tiểu 3 lần mỗi đêm, mất ngủ khiến bác Nguyễn Văn Quỳnh, sinh năm 1943 – SĐT: 0365.609.785 (nên gọi từ 9 - 11h), trú tại số nhà 23 ngõ 43 đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vô cùng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Nhưng với niềm tin vào bản thân mình, bác đã tự tìm cách chữa trị ngay từ sớm. Xem chi tiết chia sẻ của bác Quỳnh trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách áp dụng chữa suy thận bằng Đông y an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Việc nhận biết hai bệnh suy thận cấp và suy thận mạn qua những triệu chứng điển hình giúp bạn phân biệt rõ bệnh và có cách chữa trị chính xác nhất, giúp người mắc bệnh sớm lành bệnh hoặc hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Vậy cụ thể, phân biệt suy thận cấp và suy thận mạn như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng lắng nghe những phân tích của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trong nội dung video sau:

>>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh giải đáp về vấn đề: Suy thận mạn có dùng Ích Thận Vương được không, mời bạn lắng nghe lời giải đáp TẠI ĐÂY.

Người bị suy thận mạn cần lưu ý, dù bệnh tình có nghiêm trọng đến đâu thì cần luôn giữ thái độ sống lạc quan, vui vẻ. Bên cạnh việc giữ tâm lý thoải mái, đừng quên áp dụng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng suy thận mạn và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017