Chẩn đoán sớm suy thận mạn thông qua các xét nghiệm sàng lọc có ý nghĩa rất lớn trong điều trị và kiểm soát triển triển của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới bạn đọc các xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán chính xác suy thận mạn và hướng điều trị, phòng ngừa hiện nay.
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn mới nhất
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn dựa vào mức độ tổn thương mô bệnh học và mức lọc cầu thận.
Triệu chứng báo hiệu tổn thương mô bệnh học thận
Các triệu chứng dưới đây báo hiệu đã có những tổn thương mô bệnh học trên thận:
-
Vi đạm niệu, đạm niệu, hồng cầu niệu.
-
Rối loạn tiểu tiện với biểu hiện tiểu ít, tiểu rắt, tiểu ra máu.
-
Hình ảnh mô bệnh học thận thấy có dấu hiệu bất thường.
Suy thận gây rối loạn tiểu tiện với biểu hiện tiểu ít, tiểu rắt, bí tiểu,...
Giảm mức lọc cầu thận
Mức lọc cầu thận là tiêu chí hàng đầu để đánh giá chức năng thận và phân độ suy thận. Mức lọc cầu thận được đánh giá dựa trên chỉ số creatinin theo công thức Cockcroft Gault hoặc chỉ số GFR theo công thức MDRD.
Chẩn đoán suy thận mạn bằng các phương pháp nào?
Chẩn đoán suy thận mạn dựa trên biểu hiện lâm sàng, yếu tố tiền sử, các xét nghiệm chẩn đoán và đánh giá biến chứng của suy thận.
Chẩn đoán xác định suy thận
Chẩn đoán xác định ban đầu suy thận mạn thông qua biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Người bệnh suy thận mạn có các biểu hiện như bí tiểu, đau hông, mệt mỏi, suy giảm sinh lý,... Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không rõ ràng và người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu để chẩn đoán xác định như:
-
Xét nghiệm creatinin huyết thanh: Tính toán được độ lọc cầu thận. Khi suy thận tiến triển, GFR giảm nhanh. GFR bình thường là khoảng 100-140ml/phút ở nam giới và 85-115ml/phút ở phụ nữ.
-
Xét nghiệm tìm protein hoặc albumin trong nước tiểu: Que thử nước tiểu có phản ứng hóa học để kiểm tra về sự hiện diện bất thường của thành phần albumin (thành phần không thể đi qua được màng lọc cầu thận). Sự hiện diện của chất đạm trong nước tiểu cho thấy đã có tổn thương thận.
Xét nghiệm nước tiểu đánh giá chức năng thận qua các chỉ số creatinin, albumin,...
-
Khảo sát các cặn lắng trong nước tiểu: Cặn nước tiểu được khảo sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào hồng cầu, bạch cầu và sự hiện diện của các tinh thể (chất rắn).
-
Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm là phương pháp thường dùng nhất để đánh giá chức năng thận. Siêu âm thận cho phép kiểm tra cả nhưng bất thường trong đường niệu như dị tật đường tiểu, sỏi thận, sỏi niệu đạo,...
Chẩn đoán phân biệt với suy thận cấp
Các triệu chứng tổn thương thận cấp không có sự khác biệt lớn với suy thận mạn. Vì thế, người bệnh cần được chẩn đoán phân biệt để được điều trị đúng hướng và kịp thời.
Chỉ số creatinin theo dõi trong tối thiểu 3 tháng sẽ cho phép chẩn đoán phân biệt suy thận cấp và suy thận mạn. Nếu người bệnh có chỉ số creatinin huyết thanh tăng mạn tính trên 3 tháng là một thông tin cần thiết để chẩn đoán suy thận mạn. Creatinin tăng cao liên tục trong nhiều ngày theo dõi có thể báo hiệu là đợt cấp suy thận mạn.
Ngoài ra, người bệnh có thể được sinh thiết thận để chẩn đoán chính xác nhưng phương pháp này thường ít được áp dụng.
Chẩn đoán các căn nguyên gây suy thận
Suy thận thường do nguyên nhân từ bệnh lý. Vì vậy, khai thác tiền sử bệnh lý của người mắc vô cùng quan trọng trong chẩn đoán. Các bệnh lý hàng đầu gây suy thận là:
-
Bệnh lý đái tháo đường gây ra biến chứng mạch máu nhỏ.
Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường gây suy thận
-
Tăng huyết áp gây tổn thương mạch máu nuôi thận.
-
Các bệnh thận mạn tính như viêm cầu thận mạn tính, suy thận cấp không được điều trị, hội chứng thận hư,...
-
Bệnh hệ thống như viêm đa động mạch, lupus ban đỏ,...
Xác định được nguyên nhân sẽ giúp kiểm soát tốt tiến triển của suy thận.
Chẩn đoán các biến chứng của suy thận mạn
Rất nhiều người bị suy thận phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 60ml/phút/1,73m2người bệnh sẽ được chẩn đoán xác định các biến chứng như:
-
Các biến chứng trên tim mạch do tăng huyết áp.
-
Đếm tế bào máu để đánh giá tình trạng thiếu máu do suy thận.
-
Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh suy thận.
-
Chẩn đoán sự mất cân bằng điện giải: Giảm sản xuất vitamin D có thể gây hạ canxi trong máu. Sự mất cân bằng giữa bài tiết và tái hấp thu phospho do suy thận thường gây ra tình trạng tăng phospho và cường cận giáp thứ phát.
-
Biến chứng trên mạch máu có thể ảnh hưởng tới thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật.
Điều trị suy thận mạn
Điều trị suy thận mạn dựa theo nguyên tắc là tích cực kiểm soát các nguyên nhân, bảo tồn tế bào thận để làm chậm tiến triển của bệnh và sẵn sàng thay thế thận khi chức năng thận suy giảm mạnh.
Suy thận mạn có chữa được không?
Suy thận mạn không thể chữa khỏi hoàn toàn do đây là bệnh lý mạn tính, không hồi phục theo thời gian. Người bệnh sẽ được điều trị nhằm kiểm soát tình trạng suy thận, giảm xơ hóa tiến triển và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Rất nhiều người bệnh phát hiện sớm, tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống có thể kiểm soát tốt suy thận và sống thêm được nhiều năm.
Điều trị suy thận mạn theo tây y
Trong tây y, thuốc sẽ giúp người bệnh điều trị các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra suy thận.
Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của suy thận
Với mỗi triệu chứng, bệnh nhân sẽ được sử dụng các thuốc tương ứng để điều trị như:
-
Kiểm soát huyết áp: Thuốc lợi tiểu vừa giảm phù, giảm tình trạng bí tiểu và hạ huyết áp hiệu quả, thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II giúp hạ huyết áp.
-
Thuốc kiểm soát rối loạn lipid máu: Nhóm statin.
-
Thiếu máu: Người bệnh có biểu hiện thiếu máu sẽ được bổ sung sắt, truyền máu hoặc tiêm erythropoietin.
-
Loạn dưỡng xương: Sự suy giảm vitamin D, canxi và tăng cao phosphate (nguyên nhân giảm sự hấp thu canxi) sẽ gây ra tình trạng loạn dưỡng xương. Do đó, bệnh nhân sẽ được kê bổ sung vitamin, canxi hoặc các chất kết dính phosphate.
Thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn tốt cho thận
Kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt là mục tiêu quan trọng trong điều trị suy thận mạn. Người bệnh cần tuân thủ:
-
Giảm lượng protein để giảm gánh nặng trên thận.
-
Hạn chế ăn các thực phẩm giàu canxi, kali và phospho.
-
Giảm muối trong bữa ăn hàng ngày và hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như dăm bông, xúc xích, đồ hộp,...
-
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bệnh nhân suy thận.
-
Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, tập yoga để tăng sức bền cho cơ thể.
>>>XEM THÊM: Suy thận nên ăn hoa quả gì?
Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối bằng các phương pháp nào?
Suy thận mạn giai đoạn cuối sẽ được chỉ định phương pháp điều trị thay thế:
-
Lọc máu ngoài thận (chạy thận nhân tạo): Phương pháp này người bệnh sẽ được làm sạch máu bằng thiết bị ngoài cơ thể thông qua cầu nối thông động tĩnh mạch.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối lọc máu 3 lần mỗi tuần
-
Lọc máu màng bụng (thẩm phân phúc mạc): Phương pháp này được chỉ định khi người bệnh không thể tạo cầu nối động tĩnh mạch hoặc có nguy cơ lớn trên tim mạch. Người bệnh có thể tự thực hiện lọc máu màng bụng tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
-
Ghép thận: Khi tìm được thận tương thích và thể trạng người bệnh tốt sẽ được chỉ định ghép thận. Thận thường sẽ được ghép thêm ở dưới hố chậu phải.
Phòng ngừa suy thận mạn
Đối với những người có nguy cơ cao mắc suy thận cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
-
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
-
Kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng.
-
Giảm cân, thường xuyên vận động tăng cường sức khỏe.
-
Không lạm dụng các thuốc gây độc trên thận, cần tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia.
-
Sàng lọc định kỳ 1 năm 2 lần để phát hiện sớm suy thận trên những đối tượng có nguy cơ cao.
Thảo dược giúp kiểm soát tiến triển suy thận
Sử dụng thảo dược trong kiểm soát tiến triển suy thận mạn đang được nhiều người bệnh tin cậy và sử dụng. Sản phẩm thảo dược với tác dụng đa cơ chế sẽ kiểm soát toàn diện bệnh lý suy thận. Đồng thời, sản phẩm thảo dược rất an toàn khi sử dụng cùng các phương pháp điều trị được chỉ định khác.
Đi đầu trong dòng sản phẩm từ thảo dược dành cho người bệnh suy thận là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương. Ra đời năm 2010, Ích Thận Vương đã đồng hành cùng hàng triệu người bệnh suy thận với các thành phần:
-
Dành dành: Có tác dụng phòng ngừa xơ hóa thận tiến triển, bảo vệ tế bào thận và ổn định huyết áp (Theo nghiên cứu của Xiaobo Li và cộng sự - 2017).
Dành dành giúp phòng ngừa xơ hóa thận tiến triển, kiểm soát suy thận
-
Đan sâm: Chứa tanshinones và acid salvianolic có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thận.
-
Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, chống viêm, chống oxy hóa rất tốt. Mã đề được ghi nhận có tác dụng trong hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư.
-
Trầm hương: Có tác dụng chống tăng sinh, xơ hóa và viêm cầu thận.
-
Linh chi đỏ: Có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa hình thành các khối u thận, kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu hiệu quả.
Với các thành phần thảo dược trên, Ích Thận Vương có tác dụng cung cấp năng lượng cho ty thể của thận, ngăn chặn quá trình xơ hóa thận tiến triển và kiểm soát tốt các nguyên nhân gây suy thận như đái tháo đường, huyết áp. Ngoài ra, với các thành phần lợi tiểu tốt như mã đề, bạch phục linh, râu mèo, sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng phù thũng, bí tiểu, tăng huyết áp,...
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có 92,9% người dùng hài lòng hoặc rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương.
Như trường hợp của Ông Huỳnh Văn Hùng (sinh năm 1960), SĐT: 0987.191.324, trú tại số nhà 429, khóm Phú Bình, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Ông Hùng cảm thấy thật may mắn khi biết tới và sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương giúp cải thiện bệnh suy thận độ 2-3 hiệu quả. Mời bạn xem chia sẻ của ông Hùng trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ về kinh nghiệm cải thiện suy thận của nhiều người khác TẠI ĐÂY.
Chuyên gia Nguyễn Đình Bách đánh giá về sản phẩm Ích Thận Vương: "Ích Thận Vương là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Thành phần chính là dành dành kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề, trầm hương, L-carnitine, Coenzyme Q10,... Ích Thận Vương đem đến nhiều tác dụng đối với thận: Thứ nhất, tăng thải các chất cặn bã dư thừa, hạ huyết áp, giảm phù. Thứ hai, bổ khí, tăng cường năng lượng cho tế bào thận, giảm mệt mỏi. Thứ ba, bảo vệ thận, ngăn ngừa suy thận diễn tiến".
Bài viết đã đề cập đến các phương pháp chẩn đoán suy thận mạn và giải pháp kiểm soát bệnh hiệu quả. Để nhận được tư vấn miễn phí của chuyên gia về bệnh lý suy thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương vui lòng liên hệ hotline 0917.214.851 – 0975.284.017.
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/health/chronic-kidney-failure#treatment
- https://www.healthline.com/health/kidney-failure#treatment