Một số vấn đề như: Protein niệu là gì và những bệnh lý nào có thể gây ra tình trạng này thường được nhiều người quan tâm. Protein niệu xuất hiện do một số nguyên nhân không phải tổn thương tại thận và cũng là dấu hiệu giúp chẩn đoán các bệnh lý về thận. Vậy khi nào protein niệu có thể giúp chẩn đoán bệnh thận tiết niệu? Để có lời giải đáp, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!
Protein niệu là gì?
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Thận khỏe sẽ đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn có vai trò điều hòa thể tích máu, kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Nhưng khi chức năng thận suy giảm, các màng lọc cầu thận sẽ bị rộng ra, tạo điều kiện cho những phân tử protein đi qua chúng vào nước tiểu, khiến nước tiểu có màu đục, sủi bọt.
Protein niệu (hay đạm niệu) là tình trạng nước tiểu xuất hiện protein. Đây là một trong những dấu hiệu bất thường cảnh báo thận có vấn đề. Ở người bình thường, nước tiểu không chứa protein hoặc có ở mức tiêu chuẩn cho phép (không quá 0,2 gam/24 giờ). Nếu lượng protein niệu trên 3 gam/24 giờ thì có thể là biểu hiện của một số vấn đề về thận như: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận, suy thận,… Trong đó, suy thận được xem là bệnh lý nguy hiểm nhất. Nếu nước tiểu chứa nhiều protein sẽ có màu đục, đặc biệt, khi nhỏ giấm hoặc acid sulfosalicylic sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa, vẩn đục. Ngoài ra, protein niệu còn gặp trong một số bệnh như: Đau tủy xương, ung thư,… ở người trên 60 tuổi, không có hội chứng thận hư; Phụ nữ có thai: Thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ có kèm tăng huyết áp, phù nề,… Nếu không điều trị dự phòng từ trước, sản phụ có thể bị sản giật, thai lưu,…
>>> Xét nghiệm: Người bị bệnh thận nên ăn gì?
Protein niệu có ý nghĩa gì trong chẩn đoán các bệnh lý về thận?
Xét nghiệm protein niệu được tiến hành thường quy, có giá trị trong chẩn đoán xác định tổn thương cầu thận (viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư,...) và một số bệnh nội khoa khác có thể gây hư hại thận (đái tháo đường, tăng huyết áp,...). Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao xét nghiệm protein niệu lại có thể giúp đánh giá chức năng thận. Tùy theo yêu cầu và tính chất bệnh lý mà người ta xét nghiệm protein niệu định tính hay định lượng.
Protein niệu giúp chẩn đoán bệnh thận
Chẩn đoán các bệnh lý về thận thông qua mức độ protein niệu như sau:
+ Lượng protein niệu thấp < 1g/24h: Gặp trong các bệnh như viêm thận bể thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, xơ mạch thận, tăng huyết áp.
+ Lượng protein niệu từ 1 - 3g/24h: Gặp trong trường hợp viêm cầu thận cấp và mạn tính hay bệnh thận đái tháo đường, thường kèm theo các triệu chứng phù mềm, tiểu ít hay vô niệu, tăng huyết áp, tiểu ra máu,...
+ Protein niệu cao > 3,5g/24h: Biểu hiện bệnh hội chứng thận hư, thường bao gồm các triệu chứng như: Giảm protein máu (<60g/l), tăng cholesterol và triglycerid, bệnh nhân bị phù (do hạ protein máu làm giảm áp lực keo huyết tương, lượng dịch đẩy ra mô kẽ dẫn tới phù nhiều và nhanh).
Protein niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản. Xét nghiệm là cách duy nhất để xem có protein trong nước tiểu hay không. Nếu vấn đề cơ bản gây ra protein niệu mà không được điều trị, nguy cơ mắc các vấn đề về thận sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thận có thể mất một số chức năng hoặc thậm chí ngừng hoạt động.
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của protein trong chẩn đoán các bệnh về thận, mời bạn theo dõi nội dung video dưới đây với những tư vấn đến từ chuyên gia Nguyễn Hồng Hải:
>>> Xem thêm: Hội chứng thận hư có chữa khỏi được không?
Làm sao để cải thiện chỉ số protein niệu hiệu quả?
Protein niệu không phải là một căn bệnh cụ thể. Vì vậy, điều trị đạm niệu phụ thuộc vào việc xác định và kiểm soát các nguyên nhân. Nếu là do bệnh thận thì cần có những can thiệp y tế thích hợp vì nếu không điều trị sẽ dẫn đến suy thận. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường và huyết áp cao rất cần các phương pháp điều trị thích hợp để ngăn chặn tổn thương thận gây ra protein niệu. Nếu tình trạng ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị. Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi lối sống khoa học có thể giúp cho chỉ số protein niệu trở về mức bình thường.
- Bổ sung các loại ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt), trái cây và rau xanh.
- Lựa chọn chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến có nhiều đường, natri.
- Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh nhờ hoạt động thể chất mỗi ngày.
- Bổ sung đủ lượng protein, calo, vitamin, kali, phốt pho và khoáng chất cần thiết.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, các chuyên gia khuyên người bệnh hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể: Kiểm tra lại lượng nước uống hàng ngày (từ 6 - 8 ly nước, mỗi ly 250ml). Thiếu nước sẽ khiến thận sản xuất ít nước tiểu, điều này gây khó khăn trong việc thải chất độc và có thể dẫn đến protein niệu. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng, cơ thể bạn không bị thiếu nước. Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều chất lỏng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận bởi nó khiến huyết áp tăng cao, từ đó làm tăng áp lực lên thận.
Có một chế độ tập luyện phù hợp cũng là cách cải thiện chỉ số protein niệu. Bạn cần có thời gian biểu tập luyện điều độ và nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. Thay vì chạy hoặc chơi bóng rổ, hãy thử đi bộ hoặc tập yoga sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
>>> Xem thêm: Suy thận độ 1: Phát hiện sớm, điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm
Cải thiện protein niệu, hỗ trợ điều trị bệnh thận hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, giới chuyên gia khuyên bạn nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn để tăng cường chức năng thận từ bên trong. Đó là bổ sung sản phẩm thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi và tăng cường chức năng thận. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên viên nén Ích Thận Vương tiện dùng.
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị bệnh thận an toàn, hiệu quả
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành. Theo nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa các hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng rất tốt, hỗ trợ điều trị bệnh thận hiệu quả. Sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện triệu chứng của bệnh thận yếu, nhất là tình trạng tiểu nhiều về đêm; Cải thiện vi tuần hoàn thận; Tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinin, ure, acid uric; Ngăn ngừa sự tiến triển của các loại bệnh thận, cản trở quá trình dẫn tới suy thận. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.
Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Ích Thận Vương chia sẻ tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
Sau 1 tuần: Người bị suy thận cảm thấy cơ thể đỡ mệt mỏi hơn, sức khỏe toàn trạng nâng lên, tinh thần thoải mái.
Sau 4 tuần: Chỉ số creatinine chững lại và giảm dần. Người dùng không còn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đi tiểu đêm ít hơn, ăn được, ngủ được, sức khỏe hồi phục dần.
Sau 3 - 6 tháng sử dụng: Chỉ số creatinine ổn định và trở về mức cho phép mà không gây mệt mỏi. Không còn các triệu chứng suy thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Người dùng ăn uống tốt, da dẻ hồng hào, cơ thể khỏe mạnh, vui tươi.
Phòng ngừa tái phát: Người bệnh nên sử dụng liều duy trì hàng ngày để ổn định bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát nặng hơn.
Cảm nhận của khách hàng
>>> Kinh nghiệm cải thiện chức năng thận của bác Ngô Tấn Thuận (sinh năm 1955) số nhà C3/42 A8, tổ 8, ấp 3B, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Bác Thuận bị suy thận độ 2, mỗi đêm phải đi tiểu tới 7 - 8 lần. Rất may trong một lần đang theo dõi chương trình tư vấn sức khỏe, bác Thuận thấy có nhắc đến sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị suy thận nên mua về dùng. Bác Thuận hồ hởi kể: “Tôi đã mua về và kiên trì dùng, khi đến tuần thứ 5, tôi thấy hai chân bắt đầu xẹp xuống, giảm phù, lưng bớt đau, đặc biệt là đi tiểu đêm ít hơn, mỗi đêm chỉ phải dậy khoảng 1 lần, cùng lắm là 2 lần để đi tiểu. Sau 3 tháng dùng Ích Thận Vương, tôi đã cải thiện tình trạng tiểu đêm, các chỉ số trở về mức bình thường”. Xem chia sẻ của bác Thuận trong video sau:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của bà Trần Thị Nương, 57 tuổi (SĐT: 0832.781.969) - ở ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu về cách chữa suy thận bằng Đông y TẠI ĐÂY
Nắm vững những thông tin về protein niệu sẽ giúp bạn có cách kiểm soát triệu chứng bệnh an toàn, hiệu quả. Hãy tập thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về protein niệu hay các vấn đề về thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017