Đau quặn là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị sỏi thận. Vậy hiện tượng đau sỏi thận có nguy hiểm không? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc? Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng do bệnh gây ra? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết này! Đừng bỏ lỡ!

Sỏi thận thường đau ở đâu?

Sỏi thận là vấn đề sức khỏe đang ngày càng trở nên phổ biến. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người, gây khó chịu, mệt mỏi cho người mắc. Sỏi thận di chuyển và cọ xát trong đường tiểu đến niệu đạo, niệu quản, gây ra tình trạng tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu ra mủ. Ngoài ra, khi sỏi trong thận quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tắc đường tiểu, khiến thận bị ứ nước. Các đài thận bị tích nước sẽ tạo áp lực tác động lên các dây thần kinh ở thận và vỏ thận, gây ra các cơn đau vô cùng dữ dội. Những cơn đau sỏi thận có thể quặn thắt hoặc âm ỉ, khiến người bệnh cảm nhận thấy các cơn đau co thắt từ bên trong. Dù nằm ở tư thế nào, vị trí nào người bệnh vẫn cảm thấy đau.

Hiện tượng đau thắt lưng do sỏi thận

Hiện tượng đau thắt lưng do sỏi thận

Ngoài ra, người bệnh còn thấy xuất hiện một số hiện tượng kèm theo như: Buồn nôn, nôn ói. Các cơn đau có thể kéo dài khoảng 20 - 60 phút khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khổ sở. Người bệnh có thể bị sốt cao, ớn lạnh. Cơn đau sỏi thận thường xảy ra ở vùng sườn lưng, ở 1 hoặc cả hai bên, vùng hạ sườn. Sau đó lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hay ra phía trước đến hố chậu, đùi, có thể lan sang cả bộ phận sinh dục. Ở một số trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, nằm ở bể thận nên người bệnh chỉ cảm thấy đau âm ỉ, không phải chịu các cơn đau dữ dội như ở những vị trí khác.

>>> XEM THÊM: Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không?

Đau sỏi thận có nguy hiểm không?

Thông thường, nếu kích thước sỏi thận nhỏ có thể được đẩy ra ngoài qua đường tiểu, nhưng nếu sỏi to thì sẽ ở lại trong thận và ngày càng to dần lên. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những viên sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu, gây ra những cơn đau dữ dội. Câu hỏi đặt ra là liệu đau sỏi thận có nguy hiểm không? Những phiền toái của sỏi thận không dừng lại ở những cơn đau mà nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Nếu bệnh sỏi thận không được can thiệp chữa trị sớm, đau sẽ ngày càng dữ dội hơn thì có thể dẫn đến một số biến chứng như:

- Viêm nhiễm đường tiểu: Khi sỏi thận cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc sẽ bị phù nề, viêm. Đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục.

Ngoài việc gây đau đớn, sỏi thận còn dẫn đến viêm nhiễm đường tiểu

Ngoài việc gây đau đớn, sỏi thận còn dẫn đến viêm nhiễm đường tiểu

tong dai tu van

- Bí tiểu: Do sỏi chít cổ bàng quang, sỏi niệu đạo.

- Ứ nước bể thận: Đây là biến chứng cấp tính nặng. Nếu tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, bể thận giãn to và sau 6 tuần, nhu mô thận có thể không hồi phục. Hậu quả của ứ nước bể thận là hủy hoại về cấu trúc dẫn đến suy giảm chức năng thận.

- Suy thận:

Suy thận cấp tính: Suy thận cấp tính có thể do tình trạng tắc nghẽn nặng (hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn) cả 2 bên niệu quản. Suy thận cấp cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân chỉ có sỏi niệu quản một bên nhưng gây phản xạ co mạch cả 2 bên gây vô niệu (không có nước tiểu).

Suy thận mạn tính: Sỏi thận có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu, gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản và gây suy thận mạn tính.

>>> XEM THÊM: Tin được không – Trị sỏi thận nhờ chơi tàu lượn siêu tốc

Cách phòng bệnh sỏi thận

Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm, cách tốt nhất là phòng ngừa bệnh sỏi thận từ sớm. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn:

- Uống nhiều nước mỗi ngày (từ 2,5 – 3 lít nước). Việc uống quá nhiều nước trong ngày có thể dẫn đến tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.

- Giảm lượng muối ăn hàng ngày sẽ giúp cắt giảm lượng oxalat trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.

- Cắt giảm lượng caffein: Những thức uống chứa caffein như cà phê, trà, nước ngọt sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sỏi thận.

Hạn chế uống cà phê để ngăn ngừa sỏi thận

Hạn chế uống cà phê để ngăn ngừa sỏi thận

- Nếu mắc sỏi canxi thì bạn không cần kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu canxi mà chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải để tránh tình trạng cơ thể thiếu hụt khoáng chất. Ngoài ra, có thể cần phải giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, socola, chè, rau chân vịt, những quả mọng như dâu tây. Đồng thời ăn kiêng với chế độ ít đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

- Bổ sung vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ không tùy tiện, đặc biệt là không nên dùng liều cao trong thời gian dài ngày.

>>> XEM THÊM: Tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng như thế nào?

Hỗ trợ điều trị, ngăn chặn cơn đau sỏi thận nhờ thảo dược

Hiện nay, bên cạnh những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và tập luyện, các chuyên gia khuyến khích người bị sỏi thận, suy thận sử dụng kết hợp các thảo dược giúp cải thiện và tăng cường chức năng thận, tiêu biểu như dành dành. Theo Đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa nhọt độc, đầu đinh, giúp làm lành vết thương và chữa các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, tăng cường lưu thông máu. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành có chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt trên các vấn đề về thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị sỏi thận, suy thận an toàn, hiệu quả

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị sỏi thận, suy thận an toàn, hiệu quả

dat mua ngay ich than vuong

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác như đan sâm, mã đề, bạch phục linh,… tạo nên viên nén Ích Thận Vương tiện dùng. Nhờ những thành phần thảo dược rất tốt kể trên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị sỏi thận, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận, viêm cầu thận,...

CÁCH KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG SỎI THẬN, SUY THẬN

>>> Kinh nghiệm trị sỏi thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân, sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM

Bà Vân bị sỏi thận gần 30 năm, 6 năm suy thận, một đêm, bà phải dậy đi tiểu 5 - 6 lần. Qua một lần tình cờ xem tivi, bà thấy có quảng cáo giới thiệu Ích Thận Vương, sản phẩm có chứa dành dành, dùng cho người bị suy thận, sỏi thận, bà mua về dùng. Bà mừng rỡ sau khi dùng Ích Thận Vương, kết quả siêu âm lại cho thấy, một bên thận đã không còn sỏi, bên còn lại chỉ còn viên sỏi to nhất 3 - 4mm. Sức khỏe của bà cũng nhờ đó mà khá lên rất nhiều. Cùng xem bà Vân chia sẻ kinh nghiệm vượt qua sỏi thận của mình:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện tình trạng suy thận, tăng cường chức năng thận của ông Nguyễn Hữu Vĩnh (Hà Nội) – SĐT: 0961.331.338 TẠI ĐÂY

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Chuyên gia Vũ Tuấn Anh lý giải tại sao nên hỗ trợ điều trị sỏi thận, suy thận bằng Đông y trong video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa sỏi thận biến chứng thành suy thận TẠI ĐÂY

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Đau sỏi thận có nguy hiểm không? Để thận luôn khỏe mạnh, đừng quên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề đau sỏi thận có nguy hiểm không và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017

Thanh Huyền