Các bệnh về thận đang ngày càng phổ biến ở nước ta. Hậu quả của bệnh lý này rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người mắc mà còn tác động không nhỏ đến gia đình, xã hội. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết có những bệnh về thận nào, dấu hiệu nhận biết ra sao và cách phòng ngừa hiệu quả nhé! ĐỪNG BỎ LỠ!
Các bệnh về thận thường gặp
Thận là cơ quan quan trọng trong hệ tiết niệu, chúng đảm nhận 4 chức năng chính, đó là: Giữ cân bằng dịch; Đảm bảo cân bằng chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường; Loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa của protein (trong thực phẩm) như ure, creatinin (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); Giải phóng một số hormone thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thu canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương,…
Tuy nhiên, khi các chức năng của thận bị gián đoạn hoặc gặp vấn đề thì rất có thể cơ quan này đang mắc phải một bệnh lý nào đó như:
- Bệnh sỏi thận: Biểu hiện là tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi (đục, đỏ,…), lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt. Nguyên nhân gây sỏi thận thường là do viêm đường tiết niệu, sự rối loạn chuyển hóa các chất, rối loạn chuyển hóa tuyến nội tiết và tuyến cận giáp trạng.
Sỏi thận là một trong các bệnh về thận thường gặp
- Viêm thận: Đây là bệnh lý thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thuốc, hóa chất. Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, E.Coli, Proteus,… Bệnh chia thành 2 dạng là cấp tính và mạn tính.
- Hội chứng thận hư: Đây là một loại rối loạn chức năng thận khiến cho protein bài tiết quá nhiều qua đường tiểu. Bệnh xảy ra thường do những tổn thương ở cụm mạch máu nhỏ trong thận và tiểu cầu thận. Khi đó, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao và có thể xuất hiện những cục máu đông.
- Suy thận: Đây là tình trạng thận không thể đào thải cặn bã ra ngoài, khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Khi suy thận đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Nhìn chung, bệnh thận rất nguy hiểm, cần phải được nhận biết sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của các bệnh lý về thận, hãy theo dõi nội dung video dưới đây với sự tư vấn đến từ chuyên gia Nguyễn Hồng Hải:
>>> Xem thêm: Cảnh báo: Bị suy thận chỉ vì thói quen uống nước sai cách này
Những đối tượng nào dễ mắc các bệnh về thận?
Hầu hết ai cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về thận. Tuy nhiên, những đối tượng sau có tỷ lệ mắc bệnh lớn hơn, đó là:
- Người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport.
Người bị huyết áp cao là đối tượng dễ mắc các bệnh về thận
- Người bị nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay mắc bệnh bẩm sinh ở đường tiết niệu.
- Người bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
- Đàn ông bị phì đại và ung thư tuyến tiền liệt.
- Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh thận càng lớn do chức năng thận bị lão hóa.
- Những người dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) trong một thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh.
>>> Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết bệnh suy tuyến thượng thận bạn chớ bỏ qua
Dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh về thận?
Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh thận thường gặp bạn cần hết sức lưu tâm để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm:
Sưng phù
Có rất nhiều bệnh lý khi mắc phải sẽ gây ra hiện tượng phù. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị phù toàn thân, đặc biệt ở các vị trí chân, tay, mặt kèm theo da trắng nhạt thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh thận. Bởi thận hư thận yếu sẽ khiến cho các độc tố không thể đào thải ra bên ngoài. Lượng nước dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể và gây phù.
Nước tiểu thay đổi bất thường
Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt nếu bạn uống đủ nước. Nước tiểu sẽ chuyển màu vàng sậm nếu lượng nước nạp vào cơ thể quá ít. Tuy nhiên, cũng có một vài thay đổi tố cáo chức năng thận đang bị suy yếu như: Tiểu đêm nhiều lần; Nước tiểu có nhiều bọt, lẫn máu; Đi tiểu cảm giác căng tức, tiểu buốt và khó khăn. Đó là những dấu hiệu bệnh thận dễ nhận biết nhất.
Nước tiểu có màu bất thường là dấu hiệu mắc bệnh thận điển hình
Ngứa, phát ban, khô da
Chất thải, độc tố không thoát hết được ra ngoài mà tích tụ lại dưới da gây viêm, ngứa, phát ban và khô da.
Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
Ở những người khỏe mạnh, thận sẽ tạo ra hormone được gọi là erythropoietin giúp sản sinh các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận yếu, lượng hormone này tạo ra sẽ ít hơn. Cơ thể của người bệnh cũng ít bị suy giảm các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy, dẫn đến biểu hiện mệt mỏi, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt.
Hơi thở có mùi
Hơi thở xuất hiện mùi hôi khiến người bệnh ăn không ngon và không còn hứng thú trong chuyện ăn uống. Nguyên nhân do thận không bài tiết hết chất cặn ra ngoài.
>>> Xem thêm: Giật mình với những biến chứng không ngờ của bệnh viêm cầu thận cấp
Cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về thận?
Bệnh thận ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Vì vậy, để bảo vệ thận cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về thận, bạn cần có thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Cụ thể:
Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và năng động
Tập thể dục được chứng minh mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dù không trực tiếp tác động lên hệ thống thận tiết niệu nhưng việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, thừa cân, béo phì,... từ đó giúp phòng ngừa bệnh thận. Mỗi người cần thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút/ngày, với các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, dưỡng sinh,… Tránh luyện tập với cường độ cao, quá sức.
Tập luyện thể dục hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh thận hiệu quả
Ăn uống lành mạnh và giữ trọng lượng cơ thể hợp lý
Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ nên bổ sung 5 – 6g muối/ngày (khoảng một thìa cà phê). Để giảm bớt lượng muối tiêu thụ, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn và không nêm thêm muối vào thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu kali, natri. Đừng quên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày.
Uống đủ nước hàng ngày
Mỗi ngày, cơ thể cần đến 1,5 - 2 lít nước. Uống nhiều nước giúp thận thải trừ natri, urê và các chất độc khỏi cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
Theo dõi huyết áp
Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Từ 120/80 mmHg - 129/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp và lúc này, bạn nên điều chỉnh lối sống cũng như chế độ ăn uống phù hợp.
Tăng cường chức năng thận và ngăn ngừa các bệnh về thận nhờ sản phẩm thảo dược
Hiện nay, các chuyên gia khuyên bạn, ngoài việc có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp thì nên kết hợp sử dụng thảo dược để tăng cường chức năng thận, phòng ngừa cũng như cải thiện bệnh thận hiệu quả. Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ, phục hồi và cải thiện chức năng thận. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên viên nén Ích Thận Vương tiện dùng.
Ích Thận Vương giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thận hiệu quả
Theo nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa các hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thận hiệu quả. Sản phẩm giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện triệu chứng của bệnh thận yếu, nhất là tình trạng tiểu nhiều về đêm; Tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinin, ure, acid uric; Ngăn chặn sự tiến triển của các loại bệnh thận, phòng ngừa suy thận. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.
Cảm nhận của khách hàng
>>> Kinh nghiệm cải thiện chức năng thận của bác Ngô Tấn Thuận (sinh năm 1955) số nhà C3/42 A8, tổ 8, ấp 3B, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Bác Thuận bị suy thận độ 2, mỗi đêm phải đi tiểu tới 7 - 8 lần. Rất may trong một lần đang theo dõi chương trình tư vấn sức khỏe, bác Thuận thấy có nhắc đến sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị suy thận nên mua về dùng. Bác Thuận hồ hởi kể: “Tôi đã mua về và kiên trì dùng, khi đến tuần thứ 5, tôi thấy hai chân bắt đầu xẹp xuống, giảm phù, lưng bớt đau, đặc biệt là đi tiểu đêm ít hơn, mỗi đêm chỉ phải dậy khoảng 1 lần, cùng lắm là 2 lần để đi tiểu. Sau 3 tháng dùng Ích Thận Vương, tôi đã cải thiện tình trạng tiểu đêm, các chỉ số trở về mức bình thường”. Xem chia sẻ của bác Thuận trong video sau:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của bà Trần Thị Nương, 57 tuổi (SĐT: 0832.781.969) - ở ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu về cách chữa suy thận bằng đông y TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia
Phân tích của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về tác dụng của vị thuốc dành dành đối với các bệnh lý về thận trong video sau:
>>> Xem thêm: Lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài có khiến thận bị yếu đi không?
Giải thưởng uy tín của Ích Thận Vương
Ghi nhận những thành quả mà Ích Thận Vương đã mang đến cho người sử dụng, sản phẩm đã vinh dự đạt giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”, “Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em”, giải thưởng “Việt Nam Top Brand 2019”.
Ích Thận Vương được chứng nhận đạt “Top 100, sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em”
Ích Thận Vương vinh dự nhận giải thưởng Việt Nam Top Brand 2019
Để bồi bổ, tăng cường chức năng thận, phòng ngừa nguy cơ dẫn đến các bệnh về thận thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương mỗi ngày giúp thận luôn khỏe mạnh nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về các bệnh về thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (Zalo/Viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Linh Ngọc