Việc hiểu rõ u nang thận có nguy hiểm không và cách kiểm soát bệnh hiệu quả là vô cùng cần thiết. Mới đây, Bệnh viện Nhân dân 115 đã công bố triển khai thành công kỹ thuật mới để điều trị cho bệnh nhân bị nang thận. Các bác sĩ sẽ chọc hút, dẫn lưu ra khoang sau phúc mạc bằng ống thông JJ. Bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày, chi phí chưa tới 2 triệu đồng, tỷ lệ tái phát rất thấp. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này! 

U nang thận có nguy hiểm không?

Thận được cấu tạo từ khoảng 1 triệu đơn vị thận gọi là nephron. Mỗi nephron đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận. Nước tiểu từ bể thận sẽ đi xuống bàng quang qua niệu quản, sau đó bài xuất ra bên ngoài cơ thể. Có nhiều người thắc mắc: Nang ở thận là gì? U nang thận có nguy hiểm không? Trường hợp một đơn vị thận bị tắc nghẽn vì lý do nào đó, nước tiểu sẽ ứ lại và hình thành nên túi chứa nước được gọi là nang thận. U nang thận có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 thận. Kích thước của mỗi nang cũng thay đổi, có thể từ 1 - 10cm, một số trường hợp ít gặp, nang có thể to hơn 10cm.

Nang ở thận còn nhỏ sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Khi phát triển lớn hơn, người bệnh có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu như: Rối loạn khi đi tiểu (đi tiểu ra máu kèm theo gắt buốt); Đau hông lưng bởi đài bể thận bị nang lớn chèn ép; Nhiễm trùng gây sốt. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định rõ ràng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, u nang thận đôi khi có thể gây biến chứng, bao gồm:

- Nhiễm trùng, gây sốt và đau đớn.

- Xuất hiện sỏi trong nang.

- Vỡ u nang gây ra đau nặng ở lưng hay bên cạnh.

>>> XEM THÊM: Chức năng thận kém nếu trả lời “CÓ” 6 câu hỏi này

Kỹ thuật mới giúp điều trị nang thận

Nếu nang thận không gây đau hay khó chịu thì bạn không cần điều trị. Nhiễm trùng sẽ được kiểm soát bằng kháng sinh. Nếu nghi ngờ có khối u, bạn cần theo dõi định kỳ để tầm soát ung thư thận. Với sự phát triển của y khoa hiện đại đã cho ra đời nhiều giải pháp điều trị u nang thận kích thước lớn, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm như chọc hút, bơm chất tạo xơ hoặc mổ hở để bóc tách nang, ít xâm lấn hơn thì dùng kỹ thuật mổ nội soi. Tuy nhiên, tất cả những kỹ thuật kể trên đều có hạn chế nhất định. Tỷ lệ tái phát lên tới trên 70% hoặc chi phí cao, thời gian nằm viện lâu,… Hiện nay, việc cải tiến từ kỹ thuật chọc hút và bơm chất xơ để điều trị nang thận bằng cách đặt thêm ống dẫn lưu JJ. 

Mấu chốt của vấn đề ở điểm: Khi đặt ống dẫn lưu JJ, dịch sẽ được hệ thống mao mạch ở lớp mỡ getora quanh thận hấp thu hết. Phần bao quanh nang sẽ xẹp xuống và dính sát đáy nang, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Ống JJ sẽ được đặt ở dưới da và rút ra 6 tháng sau đó. Mỗi ca thực hiện kỹ thuật này chỉ tốn từ 20 – 25 phút, tỷ lệ tái phát chỉ từ 5 – 10%. Đến thời điểm này, 18 bệnh nhân đã được điều trị nang thận thành công bằng kỹ thuật chọc hút, bơm chất xơ, dẫn lưu ra khoang sau phúc mạc bằng ống JJ. Những bệnh nhân được chỉ định kỹ thuật trên có nang thận từ 6cm, đau, nhiễm trùng, đã từng mổ nội soi, mở, chọc hút nhưng bị tái phát. Bà N.T.T.H. (58 tuổi) là một trong những bệnh nhân đầu tiên được điều trị. Bà bị nang thận kích thước gần 10cm. Sau ca mổ diễn ra 20 phút, bệnh nhân được xuất viện ngay, không đau đớn. 

>>> XEM THÊM: Triệu chứng thận yếu dễ gặp ở người mỡ bụng nhiều

Người bị nang thận nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát triệu chứng bệnh nang thận. Người bị nang thận cần có một chế độ ăn uống kiềm hóa cơ thể. Bao gồm:

- Ăn nhạt, ăn ít chất đạm.

- Nên ăn một số loại hoa quả có lợi cho thận như: Táo, lê,…

- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều kali như: Chuối, khoai tây, cà chua, bơ,…

- Không ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

- Không ăn nội tạng động vật: Điều này sẽ khiến thận gặp khó khăn trong việc thải lọc ra tất cả các chất thải, protein, purine,...

- Không ăn các đồ ăn cay nóng, có tính kích thích như: Ớt, hạt tiêu,…

- Không ăn đồ ăn chua.

- Không ăn các loại nấm.

- Hạn chế thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn,…

- Có thể uống sữa nhưng không quá nhiều.

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no một lúc.

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bị nang thận nên nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tập thể dục đều đặn.

>>> XEM THÊM: Phục hồi chức năng thận nhờ chế độ ăn giảm phospho

Điều trị nang thận theo Đông y 

Từ xa xưa, các vị thuốc Đông y có tác dụng lợi tiểu như: Sa tiền tử, trạch tả, mã đề, nước mát nấu từ râu bắp,… được sử dụng để kiểm soát triệu chứng khi bị nang thận mức độ 1 hay 2. Nếu có triệu chứng rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu thì có thể sử dụng các bài thuốc như lục vị, bát vị. Ngoài ra, cành và lá cây dành dành cũng được biết đến trong việc giúp làm lành vết thương và chữa các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, tăng cường lưu thông máu. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành có chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt trên các vấn đề về thận, hỗ trợ điều trị suy thận, nang thận hiệu quả. 

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác như đan sâm, mã đề, bạch phục linh,… tạo nên viên nén Ích Thận Vương tiện dùng. Nhờ những thành phần thảo dược rất tốt kể trên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị nang thận, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận, viêm cầu thận,...

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: U nang thận có nguy hiểm không? Đừng quên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề u nang thận có nguy hiểm không và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017