Suy thận mạn tính là tình trạng thận bị tổn thương không thể phục hồi. Lúc này, người bệnh cần chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Vậy chạy thận như thế nào? Chạy thận có đau không? Người phải chạy thận cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để tăng cường chức năng thận một cách tốt nhất? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết này!
Khi nào phải tiến hành chạy thận?
Suy thận mạn làm giảm chức năng thận một cách từ từ theo thời gian. Bệnh có thể diễn ra trong vài tháng hoặc thậm chí là vài năm cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng. Căn cứ vào tốc độ lọc máu thì bệnh suy thận được chia thành 4 giai đoạn:
- Suy thận độ 1 và 2: Ở giai đoạn này, người bệnh thường xuất hiện một số biểu hiện như: Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tức 2 bên hông và thiếu máu nhẹ. Rất khó để phát hiện suy thận ở giai đoạn này nếu như không đi khám và thực hiện một số xét nghiệm.
Suy thận khi nào phải chạy thận?
- Suy thận độ 3: Bệnh bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt như: Chán ăn, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, phù nề, ngứa. Nặng hơn có thể bị khó thở, hôn mê. Mức độ lọc của cầu thận giảm xuống dưới 20ml/phút, chỉ số creatinin trong máu tăng trên 300 µmol/l. Ở giai đoạn này, có thể được chia thành 2 cấp độ là 3a (mức độ lọc máu 20 – 11ml/phút, có thể được chỉ định lọc máu) và 3b (mức độ lọc máu từ 10 – 5ml/phút, bắt buộc phải lọc máu).
- Suy thận độ 4: Lúc này, tổn thương thận ở mức báo động, mức độ lọc của cầu thận giảm xuống dưới 5ml/phút, chỉ số creatinine tăng lên 900 µmol/l. Xuất hiện đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng của thận về hệ tiêu hóa, tim mạch, hệ thần kinh, da và máu. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận mới có thể duy trì được sự sống.
>>> XEM THÊM: Bệnh suy thận có nguy hiểm không?
Chạy thận như thế nào, có đau không?
Suy thận đến giai đoạn cuối sẽ phải chạy thận nhân tạo (lọc máu). Vậy chạy thận như thế nào? Việc chuẩn bị cho bệnh nhân lọc máu thường bắt đầu bằng việc tạo điểm tiếp cận mạch máu từ vài tuần đến vài tháng trước khi tiến hành lần chạy thận đầu tiên. Hiện nay, có 3 cách tiếp cận mạch máu, đó là:
- Lỗ động tĩnh mạch (AV): Lỗ AV, phẫu thuật tạo ra một kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch, thường là ở cẳng tay của cánh tay không thuận.
- AV ghép: Nếu các mạch máu quá nhỏ để tạo thành lỗ AV, thay vì tạo ra một đường dẫn giữa động mạch và tĩnh mạch, bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông nối động - tĩnh mạch nhân tạo.
- Ống thông tĩnh mạch trung tâm: Nếu cần chạy thận cấp cứu, bác sĩ có thể chèn một ống thông tạm thời vào tĩnh mạch lớn ở cổ hoặc gần háng.
Bệnh nhân đang tiến hành chạy thận nhân tạo
Quá trình chạy thận:
Trong quá trình chạy thận, 2 cây kim được đưa vào vùng tiếp cận mạch máu. Mỗi cây kim được nối với một ống đàn hồi gắn với máy lọc máu. Máu được lấy ra thông qua ống kim thứ nhất, đến máy chạy thận. Tại đây, chất thải và chất lỏng từ máu đi vào một chất lỏng làm sạch được gọi là chất thẩm tách (dialysis). Sau đó, máu được lọc sẽ trở lại cơ thể thông qua ống thứ hai. Nhiều trường hợp bệnh nhân chạy thận có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, thay đổi huyết áp và nhịp tim khi máu ra khỏi cơ thể,… Tùy vào tình trạng, người bệnh có thể được chỉ định điều chỉnh tốc độ lọc máu, loại chất thẩm tách hoặc loại thuốc sử dụng. Sau khi hoàn tất quá trình chạy thận, bệnh nhân được rút 2 cây kim ra khỏi mạch máu và băng lại, trở về nhà sinh hoạt bình thường.
>>> XEM THÊM: Cách ngăn ngừa tiểu đường biến chứng suy thận
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người chạy thận lâu năm. Đó là một phần của quá trình điều trị, đòi hỏi sự bền bỉ và tinh thần lạc quan của người bệnh. Đầu chu kỳ lọc máu, hàm lượng ure, creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống đến mức an toàn. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt, pH máu có thể trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái, ăn ngon hơn và khỏe dần ra. Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy giảm nhiều nên những ngày sau chu kỳ lọc máu, ure, creatinin máu lại tăng, nội mô bị rối loạn, do đó bệnh nhân không thể ăn uống tự do được.
Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận phải chạy thận
Một số yêu cầu về dinh dưỡng mà người chạy thận lâu năm cần nhớ là:
- Đủ đạm, nhiều đạm hơn người bình thường: Người bình thường cần 1g/kg/ngày thì người bệnh thận có chạy thận cần ở mức cao: 1,2 - 1,4g/kg/ngày.
- Đảm bảo 50% lượng đạm có nguồn gốc động vật, giàu acid amin thiết yếu.
- Đủ năng lượng. Ít nhất cần đạt khoảng 35 - 40kcal/kg/ngày
- Đủ vitamin và các yếu tố vi lượng.
- Ít nước, natri, kali, phosphate, giàu calci.
- Điều chỉnh nhu cầu ăn theo diễn biến của bệnh.
>>> XEM THÊM: Suy thận phải lọc máu – Những biến chứng thường gặp
Hỗ trợ giảm độ suy thận nhờ sản phẩm thảo dược
Nhiều người băn khoăn rằng: Nếu tuân thủ chỉ định điều trị thì chạy thận nhân tạo sống được bao lâu? Thời gian sống sẽ khác nhau, phụ thuộc vào thể lực, giai đoạn bệnh, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc có tốt không. Trung bình, nếu như bệnh nhân được thực hiện lọc máu định kỳ sẽ sống được từ 5 - 10 năm. Nhiều trường hợp có thể kéo dài từ 20 - 30 năm. Để giúp tình trạng tiến triển tốt hơn và giảm số lần chạy thận, bạn cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, sống lạc quan hoặc tìm đến một số sản phẩm thảo dược tự nhiên. Tiêu biểu như Ích Thận Vương.
Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ,... giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...
KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG SUY THẬN
>>> Dù đã 83 tuổi và bị suy thận giai đoạn 4 nhưng ông Lê Bá Long (ở số 327 đường Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP. HCM) vẫn rất mạnh khỏe, hồng hào, ăn ngon, ngủ tốt. Bí quyết của ông là gì?
May mắn thay, con trai ông đọc được thông tin về công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương và mua về cho ông sử dụng. Sau 2 tháng, ông cảm thấy mình ăn ngon miệng hơn, chứng mất ngủ cũng thuyên giảm. Ông kể: “Thời gian nằm viện, tôi ăn được cả nửa đĩa cơm một cách ngon lành khiến mấy cô cũng bị suy thận ngồi gần ngạc nhiên vô cùng, công nhận là Ích Thận Vương hay thật đó, không có sản phẩm này chắc tôi phải chạy thận rồi”. Xem chi tiết chia sẻ của ông Long trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của ông Trần Bá Cam (Hà Nội) – SĐT: 0974.540.318 về cách cải thiện triệu chứng suy thận thành công TẠI ĐÂY
ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
Mời bạn lắng nghe phân tích của TS. Vũ Thị Khánh Vân về tác dụng của vị thuốc dành dành đối với bệnh suy thận trong video sau:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia phân tích tại sao nên lựa chọn hỗ trợ điều trị suy thận bằng Đông y TẠI ĐÂY
Bài viết đã đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người đã chạy thận. Đừng quên tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương để tăng cường chức năng thận một cách tốt nhất, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người đã chạy thận và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
Hà My