Viêm cầu thận là bệnh lý xuất hiện khi các đơn vị lọc nhỏ trong thận (cầu thận) bị viêm. Cầu thận có chức năng loại bỏ chất lỏng dư thừa, chất điện giải, chất thải ra khỏi máu và bài tiết vào nước tiểu. Viêm cầu thận có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) hoặc dần dần (mạn tính). Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây ra biến chứng suy thận.

 Viêm cầu thận là bệnh gì?

Các dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận phụ thuộc vào tình trạng cấp tính hoặc mạn tính và nguyên nhân gây ra. Các triệu chứng của bệnh viêm cầu thận bao gồm:

- Nước tiểu có màu hồng hoặc nâu do các tế bào hồng cầu trong nước tiểu.

- Có bọt trong nước tiểu do protein niệu.

- Tăng huyết áp.

- Phù, sưng tấy xuất hiện trên mặt, bàn tay, bàn chân và bụng.

 Viêm cầu thận rất dễ gây ra suy thận mạn

Viêm cầu thận rất dễ gây ra suy thận mạn

Viêm cầu thận có thể xảy ra nguyên phát (tự nó xuất hiện) hoặc thứ phát. Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm cầu thận:

-Viêm cầu thận sau khi nhiễm khuẩn: Viêm cầu thận có thể phát triển một hoặc hai tuần sau khi nhiễm khuẩn hô hấp hoặc nhiễm trùng da (chốc lở) do streptococcus. Để chống lại nhiễm trùng, cơ thể tạo ra thêm kháng thể và chính kháng thể này lại tấn công cầu thận. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận cao hơn người lớn nhưng lại hồi phục nhanh hơn.

-    Nhiễm virus: Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), viêm gan B và viêm gan C có thể gây viêm cầu thận.

-    Viêm nội tâm mạc: Vi khuẩn có thể lan truyền qua dòng máu và trú ngụ ở trong tim, gây ra nhiễm trùng van tim. Bệnh viêm nội tâm mạc do vi khuẩn có liên quan đến viêm cầu thận, về cơ chế thì chưa được rõ ràng.

-    Huyết áp caoHuyết áp tăng cao có thể gây ra viêm cầu thận. Và viêm cầu thận cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp.

-    Đái tháo đường: Viêm cầu thận cũng có thể phát triển sau nhiều năm mắc bệnh đái tháo đường. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương thận.

Viêm cầu thận có thể gây ra biến chứng suy thận

Viêm cầu thận có thể làm cho thận mất dần khả năng lọc nước dư thừa và các chất cặn bã. Các biến chứng của viêm cầu thận bao gồm:

-        Hội chứng thận hư: Khi mắc hội chứng này, sự thất thoát nhiều protein trong nước tiểu đồng nghĩa với việc có quá ít protein trong máu. Nếu bị mất nhiều protein sẽ gây ra những biến chứng khác như: Phù, mệt mỏi, suy tim, suy thận.

-        Suy thận cấp: Sự giảm và mất chức năng lọc của thận có thể dẫn đến sự tích tụ nhanh các chất thải trong máu. Ở nhiều trường hợp, bệnh nhân suy thận cấp cần phải lọc máu để loại bỏ nhanh các chất độc này.

-        Suy thận mạn: Viêm cầu thận làm cho thận dần dần mất khả năng lọc. Khi chức năng thận giảm xuống dưới 10% khả năng lọc bình thường sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, đòi hỏi người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống.

Làm sao để ngăn ngừa suy thận do viêm cầu thận?

Không có cách nào ngăn ngừa một cách triệt để viêm cầu thận. Tuy nhiên, một số biện pháp sau đây sẽ giúp ích trong việc ngăn viêm cầu thận không có cơ hội phát triển: Điều trị nhanh và triệt để bệnh nhiễm trùng do streptococcus khi bị đau họng hoặc chốc lở, kiểm soát tăng huyết áp cũng như lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp bảo vệ thận, ngăn chặn suy thận như Ích Thận Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là cây dành dành, kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… tạo thành bài thuốc tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng suy thận như thiếu máu, mệt mỏi, tăng huyết áp, giải độc và hồi phục chức năng thận, ngăn ngừa biến chứng suy thận do viêm cầu thận gây ra.

Sản phẩm Ích Thận Vương đã vinh dự được giải “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” năm 2015, “Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em lần thứ 4” năm 2016, “Sản phẩm uy tín chất lượng an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” 2017.

Đã có rất nhiều người sử dụng Ích Thận Vương cho hiệu quả tốt, hãy cùng xem kinh nghiệm của bác Ngô Tấn Thuận, sinh năm 1955, trú tại số nhà C3/42 A8, tổ 8, ấp 3B, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM – giảm tình trạng suy thận độ 2 sau 3 tháng dùng thảo dược.

Bác Thuận cùng căn bệnh suy thận mạn giai đoạn 2 

Bác Thuận chia sẻ về quá trình phát hiện suy thận mạn giai đoạn 2

Tháng 11/2015, bác Thuận thấy hai chân bị sưng phù, đau thắt lưng, chân không thể đi giày được, ngồi xuống - đứng lên cũng rất đau, tiểu đêm nhiều 7 - 8 lần mỗi đêm, rất khó ngủ. Sau khi đi tái khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bị suy thận mạn giai đoạn 2, hàm lượng creatinin trong máu cao. Cách đây 3 tháng, trong một lần xem ti-vi, bác Thuận thấy có chương trình giới thiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị suy thận nên mua dùng. Bác khoe: “Dùng đến tuần thứ 5, tôi thấy hai chân xẹp xuống, giảm phù nề, lưng bớt đau, đi tiểu đêm ít hơn (chỉ 1 - 2 lần mỗi đêm). Thấy trong hướng dẫn sử dụng ghi nên dùng Ích Thận Vương 3 - 6 tháng nên tôi quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm trong 3 tháng. Sau khi sử dụng Ích Thận Vương được 3 tháng, tôi đi xét nghiệm lại thì thấy chỉ số creatinin trong máu đã giảm xuống nằm trong mức cho phép. Chỉ số creatinin từ 153,7 µmol/L (thời điểm tháng 3/2016) đã được đưa về mức bình thường là 107,1 µmol/L (mức cho phép từ 43 – 133 µmol/L) ở lần khám ngày 12/8/2016. Hiện tại, tôi đang sử dụng Ích Thận Vương với liều dùng 4 viên/ngày (chia 2 lần sáng, tối). Sức khỏe của tôi hồi phục nhiều nên tôi rất an tâm và tin tưởng dùng Ích Thận Vương vì sản phẩm này giúp hỗ trợ điều trị suy thận rất tốt”.

Chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Bác Thuận qua video sau:

Bác Thuận chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát suy thận 

Để được chuyên gia phân tích kỹ hơn về tác dụng, quý vị có thể theo dõi phóng sự dưới đây:

Để ngăn ngừa biến chứng suy thận do viêm cầu thận gây ra, hãy kiểm soát chặt chẽ huyết áp và lượng đường trong máu bằng thuốc, chế độ ăn uống và đừng quên sử dụng thêm Ích Thận Vương mỗi ngày.