Sỏi thận là căn bệnh đường tiết niệu thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sỏi thận đều được tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận (hay sạn thận, sỏi niệu) là sự lắng cặn của khoáng chất và muối bên trong thận cũng như đường tiết niệu. Các chất lắng cặn kết tinh lại với nhau tạo thành tinh thể, chủ yếu là tinh thể canxi. Sỏi nhỏ sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu mà không gây đau đớn. Sỏi lớn có thể di chuyển từ bể thận xuống niệu quản hoặc bàng quang làm tổn thương đường tiết niệu và gây đau đớn cho người bệnh.

>>>XEM THÊM: Sỏi thận được hình thành như thế nào?

Tỷ lệ mắc sỏi thận ở nam giới cao hơn nữ giới, độ tuổi thường gặp là 30 - 55. Ở trẻ em, thường gặp là sỏi bàng quang. Theo thống kê, khoảng 3% dân số trên toàn thế giới mắc sỏi thận tiết niệu.

Có 5 loại sỏi thận thường gặp, bao gồm:

  • Sỏi canxi: Đây là loại sỏi thận hay gặp nhất, đặc biệt với nam giới tuổi từ 20 - 30 và có khả năng tái phát cao khi tiền sử đã mắc sỏi này. Canxi có thể kết hợp với các gốc carbonat, phosphat, oxalat tạo thành tinh thể muối lắng đọng thành sỏi. Trong đó, sỏi canxi oxalat chiếm tỷ lệ cao ở nước nhiệt đới như Việt Nam.
  • Sỏi axit uric: Hình thành do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, chủ yếu liên quan đến bệnh gout.
  • Sỏi cystin: Được tạo thành do sai sót khi tái hấp thu chất cystin ở ống thận, loại này ít gặp ở nước ta.
  • Sỏi struvite: Xuất hiện nhiều ở phụ nữ, là kết quả của sự nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu. Sỏi struvite phát triển nhanh chóng và dễ gây tắc đường tiết niệu.
  • Sỏi phosphat: Loại sỏi phosphat thường gặp nhất là amoni-magie-phosphat, có kích thước lớn, hình san hô, cản quang. Chúng hình thành chủ yếu là do nhiễm khuẩn proteus tiết niệu.

soi-than-la-su-lang-can-cua-khoang-chat-va-muoi-ben-trong-than.webp

Sỏi thận là sự lắng cặn của khoáng chất và muối bên trong thận

Nguyên nhân gây ra sỏi thận

Theo thống kê, ước tính có khoảng 5% nữ giới và 10% nam giới bị sỏi thận trước 70 tuổi. Các nguyên nhân gây ra bệnh lý này có thể là:

  • Thói quen uống ít nước: Nếu lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, thận không đủ để lọc và đào thải chất độc ra bên ngoài. Bên cạnh đó, uống ít nước khiến nước tiểu đặc, khoáng chất kết tinh lại và gây nên sỏi thận.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn mặn, chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn. Điều này đồng nghĩa với chất khoáng lọc qua cầu thận nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
  • Thường xuyên nhịn tiểu: Khi nước tiểu tích tụ nhiều, đầy bàng quang và bể thận, các chất khoáng theo đó cũng lắng đọng lại làm hình thành sỏi.
  • Dùng thuốc làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận: Lạm dụng thuốc kháng sinh (cephalosporin, penicillin,...), thuốc lợi tiểu, glucocorticoids,theophylin,… kéo dài làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
  • Mất ngủ trong thời gian dài làm nhu mô thận không được tái tạo, tổn thương ngày càng nặng, dễ dẫn tới sỏi thận.
  • Thường xuyên nhịn ăn sáng khiến dịch mật tích tụ ở túi mật, đường ruột, gây sỏi thận.

Triệu chứng của sỏi thận

Triệu chứng đặc trưng nhất của sỏi thận là đau dữ dội, đau quặn vùng thận. 

Cơn đau quặn - Triệu chứng điển hình của sỏi thận

Cơn đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột hoặc sau khi gắng sức. Vị trí đau bắt đầu từ vùng hố thắt lưng một bên, sau đó lan ra phía trước, xuống dưới. Tùy vào vị trí của sỏi mà cơn đau thận có tính chất khác nhau, cụ thể:

  • Sỏi gây tắc nghẽn đài thận và bể thận: Đau vùng thắt lưng dưới xương sườn 12, lan về phía trước vùng hố chậu và rốn.
  • Sỏi nằm ở niệu quản: Xuất phát từ hố thắt lưng lan dọc theo đường đi của niệu quản, sau đó đến hố chậu bộ phận sinh dục, mặt trong đùi.

con-dau-quan-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-soi-than.webp

Cơn đau quặn là triệu chứng điển hình của sỏi thận

Nguyên nhân dẫn đến cơn đau thận là do sỏi thận làm đường tiết niệu bị kích thích dẫn đến co thắt, bóp chặt, bít tắc. Đường dẫn nước tiểu bị tắc nên nước tiểu không bài tiết ra bên ngoài, làm tăng áp lực lên bể thận, gây đau.

  • Sỏi nhỏ hoặc vừa ở bể thận, sỏi nhỏ ở niệu quản: Đau âm ỉ, đau nhẹ vùng thắt lưng.
  • Sỏi ở cổ bàng quang, lọt ra niệu đạo: Đau kèm theo bí tiểu.
  • Sỏi phát triển thành viên sỏi to hơn: Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế đột ngột vì sỏi thận to ra làm tăng áp lực, khiến mô xung quanh bị chèn ép và gây đau.

Mỗi cơn đau có thể kéo dài từ 20 - 60 phút, thậm chí trong vài giờ, đau quặn thắt từ bên trong và không giảm khi đổi tư thế. Đi kèm với cơn đau có thể xuất hiện tiểu ra máu, ớn lạnh và sốt.

Rối loạn tiểu tiện

Nếu viên sỏi nằm ở phần cuối niệu quản, đầu bàng quang hoặc cổ bàng quang, người bệnh sẽ có nhu cầu đi tiểu nhiều lần, tiểu ít. 

Nguyên nhân do sỏi thận kích thích bàng quang, khiến người bệnh thường xuyên muốn đi tiểu. Viên sỏi to có thể gây tắc nghẽn niệu quản, làm rối loạn co thắt cơ trơn bàng quang, tạo tín hiệu buồn tiểu giả. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng vô niệu.

Tiểu buốt, tiểu đục, tiểu ra máu

Sỏi thận gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, làm trầy xước mô có thể dẫn đến chảy máu. Khi máu trộn lẫn với nước tiểu khiến chúng có màu hồng/nâu. 

Chất cặn bã lắng đọng nhiều hoặc viêm đường tiết niệu do sỏi sẽ làm nước tiểu đục. Nước tiểu đục đi kèm với mùi hôi báo hiệu có thể bạn bị viêm đường tiết niệu do lắng cặn. Bởi thông thường nước tiểu chỉ đục mà không có mùi.

Khi sỏi rơi từ bàng quang xuống niệu đạo hoặc niệu quản, đường dẫn tiểu bị tắc dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu khó. Thêm vào đó, viên sỏi cọ xát vào niêm mạc niệu quản, niệu đạo gây nóng rát, đau buốt khi đi tiểu. 

tieu-ra-mau-la-trieu-chung-cua-soi-than.webp

Tiểu ra máu là triệu chứng của sỏi thận

Viêm do sỏi thận gây sốt, ớn lạnh

Đi kèm với cơn đau sỏi thận, nhiều người còn có cảm giác sốt cao, run rẩy, ớn lạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy bị nhiễm trùng đường tiết niệu - một biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra.

Buồn nôn và nôn kèm theo đau dữ dội do sỏi

Thận bị tắc nghẽn sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, kích hoạt dây thần kinh đường tiêu hóa khiến dạ dày co thắt, làm thức ăn trào ngược, gây cảm giác buồn nôn và nôn. Có thể nói, buồn nôn và nôn là dấu hiệu cho thấy thận hoặc niệu quản bị tắc nghẽn do sỏi.

Đối tượng nguy cơ dễ mắc sỏi thận

Nguyên nhân chính gây ra sỏi thận là thói quen ăn uống sinh hoạt chưa hợp lý. Ngoài những người bị sỏi thận do uống ít nước, ăn mặn, nhiều dầu mỡ, nhiều đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cần phải chú ý theo dõi sức khỏe như:

  • Người làm việc trong môi trường nắng nóng kéo dài: Do bài tiết ra nhiều mồ hôi gây mất nước.
  • Người mắc bệnh chuyển hóa: Nguy cơ mắc sỏi thận ở những người bị rối loạn chuyển hóa uric cao gấp đôi bình thường. Lý do là rối loạn chuyển hóa uric gây tăng urat máu, tăng nguy cơ tạo sỏi khi lắng đọng tại thận.
  • Người thường dùng thực phẩm chức năng chứa canxi: Dùng thực phẩm chức năng chứa canxi không đúng cách, vượt quá 800 - 1000 mg/ngày làm canxi lắng đọng tại thận, tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Người có tiền sử mắc sỏi thận: Sỏi thận khó điều trị dứt điểm, khoảng 20% số người từng bị sỏi thận tái phát trở lại. Vì vậy, người có tiền sử điều trị sỏi thận nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

nguoi-lam-viec-trong-moi-truong-nang-nong-de-mac-soi-than.webp

Người làm việc trong môi trường nắng nóng dễ mắc sỏi thận

Sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm lớn đến người bệnh. Tuy nhiên, nếu để lâu dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

  • Tắc nghẽn: Đây là biến chứng cấp tính nặng. Nếu niệu quản hoàn toàn bị tắc nghẽn bởi sỏi, bể thận sẽ giãn to và nhu mô thận có thể tổn thương không hồi phục sau 6 tuần.
  • Suy thận cấp: Xảy ra trong trường hợp tắc nghẽn nặng 2 bên niệu quản (hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn). Biến chứng này cũng có thể xảy ra khi tắc nghẽn nặng 1 bên niệu quản nhưng dẫn đến phản ứng co mạch cả 2 bên và gây ra vô niệu.
  • Suy thận mạn: Sau khi bị sỏi thận lâu ngày không điều trị, thận sẽ xơ hóa dần và không còn khả năng phục hồi dẫn đến suy thận mạn.

>>>XEM THÊM: Một số nguyên nhân gây suy thận mạn

Chẩn đoán xác định sỏi thận

Để chẩn đoán chính xác bệnh sỏi thận, cần thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, X-quang bụng không chuẩn bị (ASP),...

Xét nghiệm nước tiểu

Đây là xét nghiệm cần thiết khi đi khám bệnh đường tiết niệu. Thông qua xét nghiệm nước tiểu sẽ kiểm tra những chỉ số sau:

  • Tìm tế bào và vi trùng: Nếu mắc bệnh sỏi thận, trong nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, soi thấy vi trùng khi ly tâm soi, khi xuất hiện biến chứng nhiễm trùng tiến hành nhuộm Gram. 
  • Soi cặn lắng: Soi để tìm thấy tinh thể oxalat, canxi, phosphat.
  • pH nước tiểu: Khi pH < 5,5 nhiều khả năng có sỏi urat, pH > 6,5 có thể là dấu hiệu nhiễm trùng niệu vì vi trùng phân hủy ure thành amoniac, làm tăng pH.
  • Protein niệu: Nhiễm trùng niệu có ít protein niệu, nếu protein niệu nhiều cần thăm dò bệnh lý cầu thận.

xet-nghiem-nuoc-tieu-rat-can-thiet-trong-chan-doan-soi-than.webp

Xét nghiệm nước tiểu rất cần thiết trong chẩn đoán sỏi thận

Siêu âm

Đây là phương pháp có thể lặp lại nhiều lần mà không gây hại cho người bệnh. Siêu âm thường được chỉ định đầu tiên khi nghi ngờ có sỏi tiết niệu nhằm phát hiện sỏi, độ dày mỏng chủ mô thận và độ ứ nước của thận, niệu quản.

X-quang bụng không chuẩn bị (ASP)

Thực hiện chụp X-quang nhằm xác định vị trí sỏi cản quang, kích thước, số lượng và hình dáng sỏi. ASP rất có giá trị trong chẩn đoán sỏi thận vì hầu hết loại sỏi hệ tiết niệu được phát hiện ở nước ta đều là sỏi cản quang.

Chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch (UIV)

Kết quả của việc tiến hành chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch cho thấy:

  • Hình dáng đài bể thận, thận và niệu quản.
  • Xác định chính xác vị trí của sỏi trong đường tiết niệu.
  • Nhìn thấy được mức độ giãn nở của đài bể thận và niệu quản.
  • Xác định chức năng bài tiết chất cản quang của từng bên thận.

Chụp X-quang niệu quản thận ngược dòng, xuôi dòng

Từ kết quả chụp X-quang niệu quản thận ngược dòng sẽ xác định được sỏi không cản quang. Bên cạnh đó, việc này còn có ý nghĩa trong trường hợp thận câm (thận không bài tiết) trên phim UIV.

Ngoài ra, có thể thực hiện chụp X-quang niệu quản xuôi dòng nhằm xác định hình thái đường tiểu và sự lưu thông của nó.

Điều trị bệnh sỏi thận

Sỏi thận nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi mà không để lại di chứng. Tham khảo phác đồ điều trị sỏi thận của Bộ Y tế dưới đây.

Điều trị nội khoa tăng đào thải sỏi

Mục đích điều trị nội khoa là giảm cơn đau quặn thắt và tăng khả năng đào thải sỏi ra ngoài:

  • Hạn chế uống nước khi đang đau quặn thận.
  • Giảm đau: Dùng các thuốc kháng viêm không steroid như diclofenac đường tiêm tĩnh mạch. Trong trường hợp cơn đau quá nặng, NSAID không đáp ứng, cân nhắc sử dụng morphin để giảm đau.
  • Giãn cơ trơn: Dùng thuốc buscopan, drotaverin,... đường tiêm tĩnh mạch.
  • Kháng sinh: Trong trường hợp có nhiễm trùng, chú ý chọn kháng sinh có phổ trên Gram (-) như cephalosporin thế hệ 3, quinolon và các aminosid. Điều chỉnh liều lượng thuốc tùy theo mức độ suy thận, hạn chế dùng aminosid cho người bệnh suy thận.

muc-dich-dieu-tri-noi-khoa-la-giam-con-dau-tang-dao-thai-soi.webp

Mục đích điều trị nội khoa là giảm cơn đau, tăng đào thải sỏi
Bạn đang gặp vấn đề bệnh thận và lo lắng về những biến chứng nguy hiểm? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0917.214.851 0975.284.017 để được tư vấn về tình trạng và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

dat-mua--.webp

Những điểm cần lưu ý khi điều trị nội khoa trị sỏi thận:

  • Sỏi nhỏ, trơn láng: Dùng thuốc lợi tiểu, uống thật nhiều nước,... để tăng dòng nước tiểu, giúp tống viên sỏi ra ngoài tự nhiên nhờ vào nhu động niệu quản. Có thể kết hợp thêm chống viêm NSAID giảm viêm và phù nề niêm mạc niệu quản, tránh cản trở sỏi di chuyển.
  • Sỏi acid uric - sỏi không cản quang: Loại sỏi này kết tinh ở pH nước tiểu < 6 và tan khi kiềm hóa. Sỏi acid uric điều trị bằng các cách:
    - Uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày, kiêng rượu bia, chất kích thích, giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn.
    - Kiềm hóa nước tiểu: Dùng thuốc bicarbonate sodium 5 - 10 g/ngày, ức chế purine (chất thoái hóa thành acid uric) bằng allopurinol 100 - 300 mg/ngày.

Điều trị ngoại khoa tán sỏi

Khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lấy sỏi và khai thông đường tiểu sớm. Tùy theo cơ địa từng bệnh nhân, số lượng, kích thước, vị trí các viên sỏi, chức năng thận từng bên,... bác sĩ sẽ chỉ định dẫn lưu tối thiểu bể thận qua da hay mổ cấp cứu.

  • Trường hợp sỏi rơi xuống niệu quản gần bàng quang: Dùng ống nội soi bán cứng, tia laser để phá rồi lấy sỏi ra ngoài.
  • Trường hợp sỏi ở trên cao: Dùng phương pháp nội soi ống mềm, sử dụng ống mềm tiếp cận sỏi thông qua đường niệu đạo.
  • Trường hợp sỏi ở trung thận: Dùng máy tán sỏi qua da, đâm 1 lỗ nhỏ trên thận để phá sỏi.

tuy-vao-tung-benh-nhan-de-chi-dinh-cac-phuong-phap-tan-soi-ngoai-khoa.webp

Tùy vào từng bệnh nhân để chỉ định các phương pháp tán sỏi ngoại khoa

>>>XEM THÊM: Biện pháp làm giảm nguy cơ phải phẫu thuật lấy sỏi

Chế độ ăn cho người bị sỏi thận

Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến người bị sỏi thận. Vậy cần ăn gì, kiêng gì khi mắc sỏi thận cũng như ngăn ngừa tái phát?

Bị sỏi thận nên ăn gì?

Điều quan trọng nhất trong việc xây dựng chế độ ăn cho người bị sỏi thận là cân bằng dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung rau củ quả giàu vitamin. Dưới đây là một số những thực phẩm nên đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh sỏi thận:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ớt chuông, cà chua, bông cải,...: Hỗ trợ điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, giảm bớt lắng đọng khoáng chất trong nước tiểu
  • Thực phẩm giàu vitamin B6 như đậu đỏ, đậu nành, cà rốt, bông cải, cá,...: Giảm khả năng hình thành sỏi oxalat.
  • Thực phẩm giàu vitamin D (cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng) và canxi (phô mai, sữa chua, rau màu xanh đậm): Không nên loại bỏ hoàn toàn canxi khỏi khẩu phần ăn vì nồng độ canxi thấp, nồng độ oxalat tăng lên càng tăng nguy cơ hình thành sỏi. Vitamin D giúp tăng hấp thu và chuyển hóa canxi.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như cần tây, bắp cải, bông cải xanh,...: Giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.
  • Trái cây chứa nhiều vitamin C, citric như cam, quýt, chanh, bưởi: Giảm khả năng hình thành oxalat, giảm chuyển hóa cholesterol thành axit trong dịch mật.
  • Nước lọc: Uống nhiều nước giúp tống những viên sỏi nhỏ ra ngoài. Nên uống từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày và chia làm nhiều lần.

nguoi-bi-soi-than-can-an-uong-can-bang-dinh-duong-bo-sung-rau-xanh.webp

Người bị sỏi thận cần ăn uống cân bằng dinh dưỡng, bổ sung rau xanh

Bị sỏi thận kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm tốt cho thận cũng cần chú ý tránh danh sách làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận dưới đây:

  • Tránh ăn nhiều muối và đường: Muối làm tích tụ gốc oxalat và được coi là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận. Đồ ngọt chứa hàm lượng đường fructose và sucrose cao làm tăng gốc oxalat.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt nạc, hải sản, tôm, cua,...: Chất đạm làm tăng tích tụ acid uric máu, tạo muối urat, lắng đọng tại thận, hình thành sỏi thận.
  • Giảm thiểu thức ăn giàu kali như chuối, khoai tây, bơ,...: Kali chứa nhiều trong máu làm tăng áp lực lên thận, giảm khả năng đào thải của thận.
  • Hạn chế thực phẩm giàu gốc oxalate như đậu, rau cải bó xôi, rau muống, củ cải đường.
  • Không ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Đồ chiên xào dầu mỡ khiến thận quá tải, làm tình trạng bệnh về thận tiến triển xấu hơn.
  • Tránh sử dụng nước ngọt, cafe, bia rượu và các chất kích thích.

Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận, điều đầu tiên và quan trọng nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống giảm đạm, muối, kali, bổ sung nhiều nước. Thêm vào đó, không nên lạm dụng các thuốc làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

Phân tích của chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins của Mỹ cho rằng, béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc sỏi thận. Vì vậy, hãy tập thể dục thường xuyên để tránh bị béo phì và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, suy thận, tăng huyết áp,...

Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng, giảm thiểu nguy cơ tái phát sỏi thận nếu có tiền sử mắc bệnh trước đó.

phong-ngua-benh-soi-than-bang-viec-xay-dung-che-do-an-hop-ly.webp

Phòng ngừa bệnh sỏi thận bằng việc xây dựng chế độ ăn hợp lý

Ích Thận Vương - Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

Bên cạnh thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc, người mắc bệnh sỏi thận nên sử dụng thêm các thảo dược bổ thận giúp tăng cường chức năng thận từ bên trong, hỗ trợ điều trị sỏi thận. Tiêu biểu như Ích Thận Vương với thành phần chính dành dành kết hợp cùng với dược liệu tốt cho thận khác như đan sâm, bạch phục linh, trầm hương, mã đề,… có tác dụng bảo vệ thận, tăng cường chức năng thận, lợi tiểu, tăng đào thải sỏi tự nhiên.

ich-than-vuong.webp

Ích Thận Vương giúp tăng cường chức năng thận từ bên trong

AnyConv.com__dat-mua-ngay.webp

Nghiên cứu năm 2017 của Xiaobo Li và đồng nghiệp chứng minh rằng chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô từ đó giúp giảm xơ hóa thận tiến triển trong các bệnh lý tắc nghẽn. 

Cùng sự kết hợp với các thảo dược khác, Ích Thận Vương có tác dụng phòng ngừa, tăng cường dinh dưỡng cho tế bào thận, tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giúp bổ máu, giảm nhẹ triệu chứng của suy thận và sỏi thận.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người tiêu dùng hài lòng và rất hài lòng với sản phẩm Ích Thận Vương lên đến 92,9%.

ket-qua-khao-sat-cua-tap-chi-kinh-te-viet-nam-cho-thay-929-khach-hang-hai-long-va-rat-hai-long-ve-ich-than-vuong.webp

Độ hài lòng của khách hàng đối với Ích Thận Vương lên tới 92,9%

Hơn 10 năm khẳng định thương hiệu trên thị trường, Ích Thận Vương từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành của người mắc bệnh thận. Bà Ngô Thị Miền (sinh năm 1945) địa chỉ Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ đã từng mắc bệnh suy thận độ 2 dẫn đến buồn nôn, mệt mỏi, đắng miệng, phù chân. Thế nhưng, sau khi biết đến và tin tưởng sử dụng Ích Thận Vương, chỉ số creatinin, chỉ số hồng cầu niệu đã giảm hẳn về độ 1. Kiên trì dùng sản phẩm trong vòng 7 tháng, đến nay cuộc sống của bà gần như đã hoàn toàn bình thường. 

Không những thế, theo đánh giá của chuyên gia Trần Quang Đạt: "Ích Thận Vương hỗ trợ rất tốt cho người bệnh suy thận mạn. Sản phẩm Ích Thận Vương có chứa dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, bạch phục linh, râu mèo, L-carnitine,... được đánh giá cao trong hội thảo khoa học về thận. Thảo dược trong sản phẩm đã được kiểm định, được bộ y tế cấp phép ban hành.". Xem thêm về chia sẻ của chuyên gia Trần Quang Đại trong video dưới đây:

Hiện nay, Ích Thận Vương đang có chương trình ưu đãi nên khi mua bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Cụ thể hơn nếu mua 6 hộp Ích Thận Vương 30 viên, bạn được tặng 1 hộp 30 viên cùng loại. Mua 2 hộp Ích Thận Vương 90 viên hoặc mua 1 hộp 180 viên, bạn cũng sẽ được tặng thêm 1 hộp 30 viên. Đặc biệt hơn nữa, bạn được cam kết hoàn lại 100% số tiền nếu sản phẩm không đạt hiệu quả.

hoan-tien-100-khi-khong-hai-long-ve-san-pham-ich-than-vuong.webp

Ích Thận Vương cam kết hoàn tiền 100% nếu không hiệu quả

Thông qua bài viết tổng quan trên về sỏi thận, mong rằng bạn đọc đã nắm được thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Để được giải đáp mọi thắc mắc về sỏi thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline số 0917.214.851 – 0975.284.017.

Tài liệu tham khảo

  1. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ THẬN - TIẾT NIỆU
  2. Kidney stones - Symptoms and causes - Mayo Clinic
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/

Dược sĩ Đào Ngọc