Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách sinh thiết thận, đọc cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi. Một số xét nghiệm đánh giá chức năng thận được bao gồm: Tổng phân tích nước tiểu, đo lượng protein nước tiểu 24 giờ, tổng phân tích tế bào máu, các xét nghiệm sinh hóa, albumin huyết thanh,… Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 chỉ số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh suy thận.

5 chỉ số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh suy thận không biết thì quá phí

Suy thận là tình trạng giảm hoạt động, làm cho thận không đảm bảo được các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Các chỉ số xét nghiệm dưới đây sẽ giúp bác sĩ kết luận bệnh suy thận chính xác nhất:

Chỉ số xét nghiệm sinh hóa

Creatinin, BUN (Blood Urea Nitrogen) là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm, được thận thải ra qua nước tiểu. Trị số bình thường thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm. Trung bình, BUN: 6-24 mg/dL (tương đương 2,5-8 mmol/L), creatinin: 0,5-1,2mg/dL (tương đương 45-110 mmol/L). Các chỉ số này tăng lên trong máu khi chức năng thận xấu đi. Để chính xác hơn, người ta thường làm song song xét nghiệm ure máu và ure nước tiểu, creatinine máu và creatinine nước tiểu. Từ đó tính ra độ thanh thải creatinine. Bình thường, độ thanh thải creatinine là 70 -120mL/phút. Độ thanh thải creatinine giảm phản ánh sự suy giảm chức năng thận.

Chỉ số điện giải đồ

Rối loạn chức năng thận gây ra mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Sodium (Natri): Natri máu bình thường 135-145 mmol/L. Người suy thận, natri máu giảm, có thể do nguyên nhân mất natri qua da, qua đường tiêu hóa, qua thận nhưng cũng có thể do thừa nước. Các triệu chứng lâm sàng của giảm natri máu chủ yếu ở hệ thần kinh đi từ nhẹ đến nặng, bao gồm: Nhức đầu, buồn nôn, lừ đừ, hôn mê, co giật.

Potasium (kali): Kali máu bình thường 3,5- 4,5 mmol/L. Tăng kali máu ở bệnh nhân suy thân do thận giảm thải kali. Các triệu chứng của tình trạng tăng kali từ nhẹ đến nặng là: Mệt mỏi, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.

Canxi máu: Canxi máu bình thường 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận có biểu hiện giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat. Triệu chứng hạ canxi máu chủ yếu là dấu hiệu kích thích thần kinh cơ gồm tăng phản xạ gân xương, co cứng cơ, co giật, rối loạn nhịp tim.

Định lượng protein nước tiểu 24 giờ

Protein trong nước tiểu ở mức bình thường là từ 0 - 0,2 g/24h. Đặc điểm của protein niệu do bệnh cầu thận là dai dẳng và thường > 0,3 g/l. Tăng protein niệu gặp trong các bệnh gây thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp do nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng đến thận như: tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus đỏ,...

Albumin huyết thanh và Protein toàn phần huyết tương

Bình thường, albumin huyết thanh có khoảng 35 - 50 g/L, chiếm 50 - 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh trong bệnh lý cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số này mức bình thường rơi vào khoảng: 60 - 80 g/L. Giảm protein toàn phần nhiều hơn trong các bệnh thận khi màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Các chỉ số khác

Bình thường, pH máu được duy trì ở mức 7,37 - 7,43 cho phép hoạt động tối ưu của các men tế bào, yếu tố đông máu và các protein. Suy thận làm giảm thải các acid hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc mất bicarbonat, gây tình trạng toan chuyển hóa cho cơ thể. Toan hóa máu làm loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, làm nặng thêm tình trạng tăng kali máu. Đánh giá tình trạng toan máu bằng cách đo pH máu hoặc gián tiếp bằng bicarbonat.

Acid uric máu: Trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dL (420 μmol/lít)   nữ 4,0 ± 1mg/dL (360 μmol/lít). Acid uric máu tăng có thể là nguyên nhân gây tổn thương thận, nhưng cũng có thể là hậu quả do bị suy thận không thải được. Acid uric máu tăng cũng có thể gợi ý bệnh nhân có kèm theo sỏi của hệ tiết niệu.

Giải pháp giúp giảm độ suy thận an toàn và hiệu quả

Suy thận xảy ra khi thực hiện các xét nghiệm lâm sàng xuất hiện các dấu hiệu tăng ure huyết, creatinin huyết, acid uric, albumin niệu và tình trạng thiếu máu. Khi điều trị suy thận, cần xuất phát từ những nguyên nhân chính gây ra và loại bỏ triệt để những nguyên nhân đó thì mới chữa suy thận hiệu quả được. Cụ thể như ổn định huyết áp, tránh những loại độc tố từ thuốc, thực phẩm có thể gây hại cho thận. Đặc biệt người bị suy thận nên hạn chế ăn những đồ ăn nhiều muối, đạm,… vì nó có thể khiến suy thận ngày càng nặng. Hiện nay, nhằm giúp cải thiện tình trạng suy thận và ngăn ngừa những biểu hiện do bệnh gây ra, các chuyên gia y tế tại Việt Nam cũng không ngừng tìm tòi và bào chế ra những vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao.

Trong số đó, nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ,... Sản phẩm giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận; hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận; giúp ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...

Dù đã 83 tuổi và bị suy thận giai đoạn 4 nhưng ông Lê Bá Long (ở số 327 đường Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP. HCM) vẫn rất mạnh khỏe, hồng hào, ăn ngon, ngủ tốt dù đang bị suy thận giai đoạn 4. Bí quyết của ông là gì? Xem TẠI ĐÂY.

Từ một người bị suy thận độ 3 và lo sợ đứng trước nguy cơ phải chạy thận nhân tạo, bà Trần Thị Nương - SĐT: 0832.781.969 (57 tuổi) ở ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã khỏe mạnh trở lại. Bà Nương đã tìm lại cuộc sống của mình như thế nào? CLICK NGAY.

Sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng, cùng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn:

Hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Ngoài việc lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm với thành phần chính từ cây dành dành như Ích Thận Vương để bảo vệ chức năng thận một cách tốt nhất.